Nên mua đồng hồ đo nước dạng cơ hay đồng hồ đo nước dạng điện từ

Nên mua đồng hồ đo nước dạng cơ hay đồng hồ đo nước dạng điện từ
Đồng hồ đo lưu lượng nước là thiết bị đo lưu lượng được ứng dụng trong việc đo lưu lượng nước đã sử dụng trên hệ thống đường ống. Đây là thiết bị rất quan trọng và không thể thiếu trong các hệ thống công nghiệp và dân dụng. Tuy nhiên đồng hồ đo lưu lượng có 2 dòng đó là dạng cơ và đồng hồ đo lưu lượng điện từ, vì thế dẫn đến người sử dụng không biết hoặc khó khăn trong việc lựa chọn. Bài viết này chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về cất tạo nguyên lý hoạt động các điểm nổi bật của từng loại đồng hồ, từ đó giúp bạn trang bị những kiến thức căn bản để lựa chọn được một chiếc đồng hồ đo lưu lượng phù hợp nhất

Nên Mua Đồng Hồ Đo Nước Dạng Cơ Hay Dạng Điện Từ

Có thể bạn đã từng sử dụng đồng hồ đo nước hay bắt gặp ở đâu đó trong hệ thống chung cư, hộ gia đình, nhà máy, nhà xưởng… Nhưng khi được yêu cầu chọn mua thiết bị đo lưu lượng, bạn lại gặp rắc rối và tự đặt ra câu hỏi ” nên mua đồng hồ đo nước dạng cơ hay dạng điện từ ”

Mục đích của bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn cách lựa chọn sản phẩm phù hợp dựa vào các yếu tố sau : Tính chất hoạt động, tính ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm, giá thành của sản phẩm. Từ đó giúp các bạn có được kiến thức cần thiết để vận dụng khi đi mua hàng và sử dụng đồng hồ đo nước

Giới thiệu về đồng hồ đo nước dạng cơ và dạng điện từ

A. Đồng hồ đo nước dạng cơ 

– Đây là dạng đồng hồ đo lưu lượng nước hoạt động theo cơ chế cơ học với cánh quạt quay từ đó làm quay các vòng số, chúng ta quan sát và đọc kết quả trên màn hình. 

– Đồng hồ đo lưu lượng nước dạng cơ được dùng trong việc đo lưu lượng nước sạch, đo nước thải hoặc đo nước nóng 

– Điểm thu hút lựa chọn sử dụng đồng hồ cơ là giá thành rẻ, giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu. Đa phần đồng hồ cơ được sử dụng trong hệ thống cấp nước sạch cho hộ dân, chung cư, hệ thống tưới tiêu trong nông nghiệp, các nhà máy vừa và nhỏ…

– Về cơ bản đồng hồ cơ hoạt động tự động không cần nguồn điện hay kết nối thiết bị ngoại vi như đồng hồ điện từ, nên quá trình lắp đặt và sử dụng cũng đơn giản và dễ dàng

– Việc bảo dưỡng, lắp đặt, sữa chữa đồng hồ cơ cũng đơn giản và dễ thực hiện, ngay cả với những người chưa có kinh nghiệm chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn

* Nhược điểm của đồng hồ đo lưu lượng nước dạng cơ 

– Kết quả đo có độ sai số cao 

– Tốn nhân công để ghi chép lại lưu lượng đo được

– Dễ bị chỉnh sửa, gian lận trong đo nước

– Sau một thời gian ngắn sử dụng, cánh quạt sẽ bị kẹt hoặc hư hỏng

– Mỗi một đồng hồ chỉ sử dụng cho một môi trường đo nhất định

– Không thể kết nối với các thiết bị ngoại vi hay tủ điều khiển PLC lập trình tự động

* Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nước dạng cơ 

– Đồng hồ đo nước dạng cơ sử dụng tuabin ( bánh xe ) chuyển động dựa vào áp lực của dòng nước, khi cánh quạt quay sẽ tạo ra tác động quay của trục số đồng hồ, từ đó kim đồng hồ quay, các vòng số sẽ chuyển động quay từ 0 đến 9 và tạo ra kết quả. 

Kết luận : Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng bản chất của đồng hồ dạng cơ là dạng chuyển động cơ học, truyền động qua sự liên kết giữa bộ phận cánh quạt và trục số 

B. Đồng hồ đo nước dạng điện từ

– Đồng hồ đo lưu lượng nước dạng điện từ cụ thể là một thiết bị đo lưu lượng dòng chảy môi chất nước, sử dụng cảm biến dạng từ trường hoạt động dựa trên định luật Faraday để đo lưu lượng tổng và lưu lượng tức thời. Kết quả đo được sẽ hiển thị trên màn hình LCD với 2 dòng và 16 ký tự dạng điện tử giúp chúng ta quan sát dễ dàng 

– Thiết bị lưu lượng kế điện từ có thể gọi là dòng đo lưu lượng tốc độ, bởi khi tốc độ dòng chảy càng nhanh, thì lưu lượng đo được càng lớn. Độ chính xác rất cao, là điểm chọn của các nhà máy, hệ thống pha chế lưu lượng hiện nay

– Khả năng đo lường trong nhiều môi chất khác nhau, nhất là nước thải dạng thô. Bởi những tạp chất, mảnh vụn vỡ, rác thải này không bị cản lại trong thân đồng hồ như dạng cơ, nên không gây hư hỏng

Đồng hồ đo nước điện từ có thể đo được nhiều đơn vị như m3/h, lít/h, lít/phút, lít/giây… kèm với đó là tín hiệu truyền thông analog 4 – 20 mA hoặc tín hiệu Modbus RS485 kết nối với máy tính, tủ trung tâm PLC giúp việc điều khiển và quan sát từ xa trở nên đơn giản

* Nhược điểm của đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ

– Tuy nhiên đồng hồ điện từ chỉ hoạt động khi có nguồn điện cấp đầu vào AC, DC ( điện 220V, 24V ) hoặc dùng Pin. Vì vậy khi mất nguồn điện, đồng hồ sẽ không đo được

– Giá thành để sở hữu một chiếc đồng hồ điện từ cũng tương đối cao, nó gấp 3 – 4 lần 1 chiếc đồng hồ đo lưu lượng cơ. Vì thế đây cũng chính là điểm trở ngại cho những đơn vị hạn hẹp về kinh tế

– Việc lắp đặt cũng tốn thời gian và yêu cầu thực hiện bởi những kỹ thuật có kinh nghiệm

* Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nước điện từ

Khác biệt hoàn toàn với đồng hồ cơ, đồng hồ điện từ sử dụng các mắt cảm biến, khi có dòng chảy nước đi qua, các mắt cảm biến hoạt động bằng việc cảm biến từ trường ( định luật Faraday ) thông qua các hạt mang điện tích trong nguồn môi chất. Từ đó đưa thông tin về bộ xử lý giữ liệu trung tâm và kết quả được hiển thị trên màn hình LCD hoặc LED

Kết luận : Đồng hồ đo lưu lượng điện từ hoạt động phụ thuộc vào nguồn điện cấp, nguyên lý hoạt động dựa vào các mắt cảm biến, nên mức lưu lượng để đồng hồ hoạt động đó là thể tích nước trong đường ống phải ngập được các mắt cảm biến này

⇒ Như vậy dựa vào những ưu điểm và nhược điểm trên cùng với nguyên lý hoạt động của đồng hồ, chắc hẳn bạn cũng hiểu rõ bản chất cơ bản của từng đồng hồ.  Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có kiến thức để lựa chọn mua sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng phù hợp với hệ thống 

Nếu bạn đang tìm mua một chiếc đồng hồ đo lưu lượng, hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline 0865901568 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *