Hiển thị 1–20 của 38 kết quả

I. Van Bi Là Gì ?

– Van bi tên gọi trong tiếng Anh là Ball Valve, được dùng để Đóng/Mở điều tiết lưu chất dòng chảy trên đường ống.

Sở dĩ chúng có tên gọi đó là dựa vào cấu tạo có thiết kế phần bi van hình tròn được đục lỗ xuyên tâm

Hình ảnh thiết bị van

– Ball valve có hành trình đóng mở bằng cách xoay góc từ 0 – 90 độ. Thông thường van sử dụng đóng mở bằng tay ( Tay gạt, tay quay ). Ngoài ra van bi được kết nối với động cơ vận hành tự động dựa vào bộ điều khiển bằng khí nén, bộ điều khiển bằng điện.

II. Cấu Tạo Của Van Bi

Tùy thuộc vào vật liệu chế tạo, phương pháp vận hành và các kiểu kết nối vào đường ống mà van bi có hình dạng khác nhau. Tuy nhiên cấu tạo cơ bản của thiết bị bao gồm các bộ phận chính sau :

Cấu tạo van bi

1.Thân van bi

Thân van được chế tạo từ các vật liệu đồng, gang, thép, nhựa, inox… Là bộ phận chính có chức năng liên kết, để lắp ghép các thành phần chi tiết cấu tạo nên van.

– Thân van được chế tạo đúc thành 1 khối hoặc nhiều khối. Với các kiểu kết nối dạng nối ren, mặt bích, nối hàn hoặc kẹp clamp.

– Thân van đảm bảo độ bền cho van, là bộ phận chính chịu sự tác động, va đập của môi trường cũng như dòng chảy lưu chất đi qua.

2. Bi van

Có hình tròn và được đục lỗ xuyên tâm. Thường được làm từ thép không gỉ có độ cứng cao và độ ăn mòn thấp. Là chi tiết chính trong việc giúp đóng mở van. Bi van được cố định bởi trục và bộ phận làm kín

3.Trục van bi

Là bộ phận kết nối truyền lực momen xoắn từ tay gạt, tay quay hoặc bộ phận chuyển động tự động tới bi van.

Trục van thường được làm từ hợp kim cứng ít bị ăn mòn. Tuy nhiên một số loại phụ thuộc vào vật liệu sản xuất mà nhà sản xuất lựa chọn

4. Vòng đệm ( Seat & Gasket )

Bao gồm các gioăng làm kín có chức năng đảm bảo cho van có độ kín tối đa. Từ đó giúp cho lưu chất dòng chảy không bị dò rỉ ra bên ngoài

Vòng đệm trong một van bi có 3 loại chính

+ Seat : Vòng đệm làm kín bi, vòng đệm này đảm bảo độ kín giữa thân và bi van. Luôn đảm bảo kín ngay cả khi van mở hoặc đóng

+ Seal : Vòng đệm kín trục van và thân van

+ Gasket : Gioăng làm kín giữa phần kết nối van với đường ống

Vòng đệm của van thường được làm bằng cao su FPM, EPDM, PTFE

5. Bộ phận truyền động

Là bộ phận dùng để đóng mở hoặc điều tiết lưu lượng đi qua van theo nhu cầu.

Đối với dòng van bi cơ thì bộ phận đóng mở là tay gạt hoặc tay quay, được làm từ vật liệu gang, inox, thép hoặc nhựa

Đối với dòng van điều khiển bộ phận truyền động là động cơ điện, động cơ điều khiển khí nén

6. Bộ phận khác đi kèm

Ngoài những bộ phận chính ở trên, thì việc tạo nên một van hoàn chỉnh cần có thêm rất nhiều bộ phận đi kèm như bulong, đai ốc, tem, bộ phận báo vị trí…

III. Nguyên Lý Hoạt Động Của Van Bi

Phần cấu tạo bên trong van có dạng hình tròn và có lỗ rỗng bên trong cho môi chất đi qua. Bi được giữ chặt giữa hai vòng làm kín. Tay gạt được lắp ở đầu trên của ty van.

Van bi hoạt động theo nguyên lý như sau :

– Khi tác động lực vào tay gạt, tay quay – đối với van cơ hoặc thông qua bộ truyền động – đối với van điều khiển tự động . Trục van sẽ truyền lực momen xoắn lên trục van, làm cho bi van xoay 1 góc ( 0 – 90 độ ) theo mong muốn. Khi tâm lỗ bi van trùng với hướng dòng chảy tức là lưu lượng đi qua van lúc này là lớn nhất. Ngược lại khi tâm lỗ vuông góc với hướng dòng chảy thì lưu lượng là bé nhất, khi đó van đóng hoàn toàn.

Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của nó. Mời các bạn theo dõi video mô phỏng sau đây :

IV. Phân Loại Van Bi

Van được chia làm nhiều loại dựa trên cấu tạo của thân van, bi van, và bộ phận chuyển động

1.Phân loại theo bi van

A. Dạng FULL Port

Van bi dạng Full Port
Van bi dạng full port

Dạng này lỗ của viên bi có đường kính bằng đường kính của ống, dẫn đến lực ma sát giữa lưu chất và van là nhỏ nhất. Không bị tụt áp đường ống, không ảnh hưởng đến dòng chảy. Nhưng thiết kế của Van lớn và giá thành cao hơn. Van được sử dụng khi cần dòng chảy lưu lượng lưu thông lớn nhất, trong trường hợp dùng áp lực cao cho đường ống

B. Dạng Deduced Port

Ball valve Reduced Port

Dạng này lỗ của viên bi có đường kính nhỏ hơn đường kính ống. Trường hợp này lưu lượng của dòng chảy giảm nhưng vận tốc của dòng chảy tăng

C. Dạng V Port

Ball valve V Port

Là dạng mà viên bi có hình chữ V , dạng này cho phép Van đóng mở có kiểm soát phù hợp với đặc trưng của dòng chảy tuyến tính. Dạng này có thể dùng để điều tiết dòng chảy lưu lượng tuy nhiên độ chính xác không cao

D. Dạng Cavity Filler

Ball Valve Dạng Cavity Filler

Là dạng khi van bi đóng hoàn hoàn nhưng lưu chất không nằm trong viên bi. Loại này giúp độ bền của van cao hơn

E. Dạng Trunnion

Ball Valve trunnion

Dạng này van có thêm chốt dưới giúp cố định viên bi tốt hơn. Trường hợp này van  được dùng trong các môi trường có áp suất cao, kích thước lớn

F. Dạng nhiều ngã 

Van bi dạng nhiều ngã

Dòng van nhiều ngã này được dùng cho mục đích phân chia điều hướng dòng chảy. Thường hay sử dụng là dòng van 3 ngã có dạng chữ T và chữ L.

2.Phân loại theo vật liệu chế tạo

– Hiện nay van bi được sản xuất từ các vật liệu gang, nhựa, inox, đồng, thép. Chính vì thế bạn cần phải lưu ý khi lựa chọn chất liệu để đảm bảo phù hợp với hệ thống.

Mỗi một vật liệu sẽ có những ưu nhược điểm riêng cũng như tương thích với các môi trường làm việc khác nhau

3. Phân loại theo kiểu vận hành

– Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của van, vị trí lắp đặt cũng như không gian của hệ thống. Từ đó nhà sản xuất đã chế tạo ra nhiều kiểu vận hành để ứng dụng vào thực tiễn

A. Van bi tay gạt

Van bi đóng mở bằng tay gạt

Được biết đến là dòng van vận hành bằng tay phổ biến nhất hiện nay, có kích cỡ từ DN15 – DN200.

B. Van bi tay vặn

Van bi tay vặn bằng nhựa

Kiểu tay vặn được chế tạo ứng dụng ở van đồng và van nhựa có kích thước nhỏ. Van tay vặn được sử dụng rộng rãi trong dân dụng và cả trong công nghiệm

C. Van bi tay quay

Van bi vận hành bằng tay quay

Được sản xuất với mục đích sử dụng cho những đường ống kích cỡ lớn, giúp cho việc vận hành trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn.

Với hộp số trợ lực có sự kết hợp của vô lăng tay quay, mặc dù đóng mở chậm hơn dạng tay gạt nhưng tránh được hiện tượng sốc áp cũng như thích hợp với ngành công nghiệp

D. Van bi điều khiển điện

Van bi đóng mở bằng mô tơ điện

Van bi điều khiển bằng điện là dạng van cơ được điều khiển đóng mở bằng một bộ điều khiển điện ( mô tơ điện ) sử dụng nguồn điện áp 24V, 220V hoặc 380V

Van bi điện ngày càng được lựa chọn sử dụng phổ biến và rộng rãi, nhờ tích hợp và kết nối với hệ thống tủ PLC, thay thế cho sức vận hành của con người

E. Van bi điều khiển khí nén

Van bi inox điều khiển khí nén Hàn quốc
Van bi điều khiển bằng khí nén

– Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hiện nay. Việc sử dụng van bi điều khiển khí nén để thay thế cho các dòng van cơ là rất phổ biến và cần thiết

– Nhờ khả năng đóng mở nhanh, độ bền cao, nguồn khí nén có sẵn và không giới hạn. Đây chính là lý do để bạn lựa chọn dòng van điều khiển bằng khí nén

4. Phân loại theo phương pháp kết nối

Van bi là loại van đa dạng về kiểu kết nối từ nối ren, mặt bích, nối hàn, nối clamp, rắc co.

Chính vì vậy khi bạn lựa chọn thiết bị này cần lưu ý đến kiểu kết nối của van. Để làm sao tối ưu, phù hợp giúp cho việc lắp đặt. Cũng như sửa chữa thay thế bảo dưỡng sau này không mất nhiều công sức

5. Phân loại theo kích cỡ, đường kính ống

Mặc dù không có các kích cỡ size lớn cực đại như van bướm hay van cổng nhưng van bi vẫn có rất nhiều kích cỡ từ DN15 – DN300 đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của những đường ống thông dụng

6. Phân loại theo thương hiệu – xuất xứ

Hiện nay van bi được các nhà máy sản xuất với rất nhiều thương hiệu khác nhau. Trong đó các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu phải kể đến như Wonil – Hàn Quốc, Bueno – Đài Loan, Kizt- Nhật Bản…

Bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu sử dụng, nguồn gốc xuất xứ để phù hợp với tài chính của mình.

Dù là bất cứ sản phẩm nào chúng tôi cung cấp cũng đầy đủ chứng chỉ CO – CQ. Thời gian bảo hành lên đến 12 tháng cùng nhiều chế độ ưu đãi

V. Hướng dẫn lựa chọn van bi

Để lựa chọn được loại van bi phù hợp với đường ống, mục đích sử dụng nhưng mang lại hiệu quả cao. Chúng ta cần nắm bắt được các thông số cơ bản như lưu chất đầu vào, áp lực dòng chảy, tiêu chuẩn đường ống cũng như kiểu kết nối.

Đúc kết từ kinh nghiệm của chúng tôi có được trong ngành van công nghiệp. Xin gửi đến các bạn những kiến thức cơ bản nhất để tham khảo. Từ đó giúp các bạn có thể lựa chọn van cho hệ thống của mình một cách chính xác nhất

1. Xác định lưu chất trong đường ống

– Bạn cần biết được lưu chất đi qua trong đường ống là gì ? Bởi vì mỗi loại chất liệu van sẽ tương thích với mỗi loại lưu chất khác nhau. Điều này quyết định đến mức độ hoạt động, độ bền của van

Ví dụ : Đối với lưu chất sử dụng là hóa chất ăn mòn, bạn cần lựa chọn van bi inox hoặc van nhựa ( hóa chất ăn mòn mạnh )

Ngoài ra tùy thuộc vào từng loại hóa chất cụ thể với nồng độ ăn mòn, nhiệt độ, mà bạn có thể lựa chọn chất liệu gioăng FPM, EPDM, hay PTFE

2. Áp lực của dòng chảy lưu chất

Áp lực chính là lực ép tác động trên diện tích bề mặt của một vật theo phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc.

Bạn cần xác định áp lực làm việc của đường ống, từ đó lựa chọn van có áp lực làm việc phù hợp. Điều này sẽ tránh được các hiện tượng vỡ, hoặc biến dạng van do áp lực quá lớn

Sự đa dạng về áp lực từ PN10, PN16, PN25, PN40, PN63.. giúp chúng ta có nhiều sự lựa chọn

Ví dụ : Áp lực của đường ống là 12 kg/cm2 bạn cần lựa chọn van bi có áp lực làm việc max là 16 bar. Nếu bạn chọn áp 10 bar thì khi sử dụng áp lực thực tế lớn hơn áp cho phép sẽ làm hư hỏng van

3. Xác định tiêu chuẩn của hệ thống đường ống kết nối

– Để lựa chọn van bi phù hợp với tiêu chuẩn của đường ống, bạn cần biết rõ tiêu chuẩn của nó là gì ? Có thể là tiêu chuẩn ISO, ASTM, ANSI, JIS, DIN.

Việc lựa chọn này là rất cần thiết và quan trọng, thuận tiện cho kỹ thuật viên trong quá trình lắp đặt. Không gây tổn thất lưu lượng cho đường ống cũng như kết nối với đường ống trở nên đơn giản hơn.

4. Xác định phương pháp kết nối

– Kiểu kết nối của van có thể là nối ren, nối hàn, kẹp clamp hoặc mặt bích. Bạn cần xác định rõ hệ thống sử dụng, thay thế hoặc lắp mới. Từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp với hệ thống cần lắp đặt

Bạn không thể mua 1 van bi ren để thay thế cho van đang sử dụng dạng nối bích. Điều này sẽ làm mất rất nhiều thời gian để thiết kế lại vị trí lắp đặt gây tốn công sức và chi phí

VI Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Van Bi Là Gì ?

1/ Ưu điểm

– Tổn thất áp lực cũng như tốc độ dòng chảy không thay đổi : Khi van ở trạng thái mở hoàn toàn, bi van không nằm trên dòng chảy đường ống , khi đó dòng chảy sẽ đạt mức lưu lượng tối đa

– Kiểu kết nối đa dạng : Kết nối đa dạng nhất trong tất cả các dòng van công nghiệp từ nối ren, bích, hàn, clamp

– Van được làm từ nhiều vật liệu khác nhau : Van bi được làm từ nhiều chất liệu như gang, inox, đồng, thép, nhựa có thể ứng dụng cho hầu hết các lưu chất hiện nay từ khí nén, nước, chất lỏng, hóa chất, dầu, gas…

– Kích thước đa dạng : Tương đối đa dạng về kích cỡ từ DN15 – DN300 đó là các kích cỡ cho đường ống thông dụng hiện nay

– Độ bền cao, an toàn khi sử dụng : Được sản xuất trên những dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến. Nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm chất lượng đáp ứng mọi thông số yêu cầu kỹ thuật của đường ống. Từ đó giúp van có độ bền cao, khả năng vận hành đơn giản cùng với độ an toàn cao ngay cả khi không sử dụng

– Gía thành hợp lý : So với các dòng van cửa thì van có giá thành thấp hơn tương đối nhiều, đây cũng chính là lý do khiến cho việc lựa chọn van trở nên phổ biến hơn

– Hoạt động  gây ra tiếng ồn thấp

– Đóng mở nhanh : Van bi tay gạt và dòng van bi khí nén có khả năng đóng mở nhanh ứng dụng cho hệ thống cần đóng  mở nhanh chóng

2/ Nhược điểm

– Không  sử dụng cho các môi trường có chất cặn, rác sẽ làm mài mòn gioăng van bi hoặc dẫn đến kẹt bi van

– Đối với van cơ có kích cỡ lớn, việc đóng mở bằng tay trở nên khó khăn do cần phải có lực tác động lớn

– Không có các kích cỡ lớn như van bướm, van cổng…

VII. Ứng Dụng Của Van Bi

Có thể nói van bi được ứng dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện nay và cả trong đời sống sinh hoạt của con người, tiêu biểu như :

– Hệ thống đường ống dẫn nước : Từ dân sinh cho đến các ngành công nghiệp khai thác. Dòng nước khi đi qua van sẽ không bị hạn chế lưu lượng cũng như tạo bọt khí, chính vì vậy van được lựa chọn ưu tiên trong các hệ thống lọc nước, xử lý nước

– Hệ thống khí, khí gas : Van có độ kín gần như tuyệt đối, nên đối với các môi trường này, hoạt động rất tốt và ổn định

– Hệ thống hơi nóng, hệ khí áp lực cao, nhiệt độ cao : Dòng van thép, van bi áp lực cao, dòng van chịu nhiệt được sản xuất đặc biệt chuyên dung cho các hệ thống này

VIII. Mua Van Bi Ở Đâu

Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm chúng tôi có thể giúp quý khách hàng tư vấn :

– Kỹ thuật sản phẩm

– Chọn lựa sản phẩm phù hợp, giúp tối ưu sử dụng, tiết kiệm chi phí, an toàn sử dụng

– Hỗ trợ báo giá nhanh theo hình thức: báo miệng qua điện thoại, báo giá văn bản

– Hỗ trợ tài liệu, cataloge cho khách hàng

* Ngoài ra công ty chúng tôi còn có chế độ hỗ trợ khách hàng một cách tối đa:

– Vận chuyển miễn phí trong nội thành Hà Nội

– Tìm đơn vị vận chuyển với chi phí thấp uy tín, giúp khách hàng vận chuyển đi những tỉnh xa

– Hình thức thanh toán linh động

– Chuyển hàng nhanh để kịp tiến độ thi công, triển khai lắp đặt

Liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ báo giá cũng như giải đáp các thắc mắc mà bạn đang gặp phải