Điện áp là gì? Các loại điện áp

Ngày nay điện đã trở thành một sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống, tuy nhiên rất nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa các khái niệm điện áp 1 chiều, điện áp xoay chiều…Trên thực tế cho thấy có đến 90% nguyên nhân cháy chập điện là do điện áp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ về điện đáp là gì? Các loại điện áp.

Định nghĩa điện áp là gì?

Hiệu điện thế hay điện áp (ký hiệu ∆V hay ∆U, thường viết tắt đơn giản là V hoặc U, có đơn vị là đơn vị của điện thế: vôn), đây là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực. Hiệu điện thế là công thực hiện được di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), sự mất đi, sử dụng hay năng lượng lưu trữ (giảm thế).

Vôn kế có thể sử dụng để đo hiệu điện thế giữa 2 điểm trong một hệ thống điện; gốc thế điện của một hệ thống điện thường được chọn là mặt đất. Hiệu điện thế có thể sinh ra bởi trường tĩnh điện, dòng điện chạy qua từ trường, các trường từ thay đổi theo thời gian hoặc sự kết hợp của cả 3 nguồn trên.

Điện áp giữa hai điểm A và B của mạch (ký hiệu là UAB) được xác định bởi công thức: UAB = VA – VB = – UBA

Phân loại điện áp

  • Điện áp hiệu dụng

Với điện áp xoay chiều có dạng sóng hình sin thực thì giá trị hiệu dụng RMS được tính bằng 0.707 lần giá trị cực đại hoặc giá trị cực đại bằng √2 = 1.414 nhân giá trị hiệu dụng.

  • Điện áp xoay chiều – AC

Điện áp xoay chiều 1 pha sử dụng 1 đường dây pha trên hệ thống dẫn điện 2: Dây L. Dây pha và dây N là dây lạnh.

– Điện áp xoay chiều 3 pha  – dạng điện sử dụng 3 dây pha L1, L2, L3 và có các hiệu điện thế khác nhau. 3 loại dây này có thể lấy nguồn điện 1 pha 2 dây trong nguồn điện 3 pha.

  • Điện áp dây

Điện áp nào đo được 2 đường dây pha. Mỗi pha có điện áp là 220v. D òng điện sin, điện áp giữa 2 pha = căn bậc 3 ( khoảng 1,7) x 220v = 380v (0,4KV).

  • Điện áp định mức

Đây là điện áp/điện thế cơ sở để vận hành lưới điện hay thiết kế. Hơn thế nữa, đây là đại lượng quan trọng trong lưới điện, quyết định đến giá thành của sản phẩm, quá trình tải lưới điện và kết cấu của nó.

  • Điện áp danh định

Điện áp/ điện thế danh định giá trị điện áp sử dụng để xác định và nhận dạng điện áp trong hệ thống điện. Ví dụ như pin có nguồn điện áp danh định 12v, có nghĩa là đầu ra của pin nguồn sẽ có giá trị gần bằng hoặc chính xác bằng 12v.

  • Điện áp tiếp xúc

Nếu 2 thiết bị điện có vỏ bọc kim loại nối với nối đất thì dù ở thiết bị nào tiếp xúc với vỏ, điện áp trong đất được phân bố dưới dạng đường cong.

Cực nối đất và vỏ kim loại có điện áp so với đất bằng: Uđ = Iđ.Rđ.

  • Điện áp cao – trung – hạ thế

– Điện áp cao thế: Dòng điện có điện áp lớn và có thể làm tổn hại đến sinh vật sống. Ở thiết bị, dây dẫn có dòng điện cao luôn phải đảm bảo về yêu cầu cũng như an toàn. Điện cao thế thường được sử dụng cho mạng phân phối điện đi xa như: 66KV, 110KV, 220KV, 500KV.

– Điện áp trung thế: Điện trung thế có điện áp nhỏ hơn điện thế. Điện trung thế được sử dụng ở các khu công nghiệp, nếu sử dụng ở khu dân cư sẽ dẫn đến máy biến áp, sau đó hạ thể nhằm phân phối điện. Điện trung thế được sử dụng ở 22KV và 35KV.

– Điện áp hạ thế: Điện hạ thế sử dụng để cung cấp cho các thiết bị hoạt động. Điện hạ thế gồm: Điện hạ thế 1 pha, 2 pha và 3 pha. Điệp áp 1 pha có giá trị 220V. Điện áp 2 pha có giá trị 380V và điện áp 3 pha có giá trị 380V.

Đặc điểm cơ bản của điện áp

Thông thường chúng ta sẽ thấy các thông số của đồ dùng điện ở Việt Nam là 220V, tuy nhiên trên thực tế thì điện áp ở nhà bạn sẽ dao động từ 170V – 240V, vậy vì sao lại có sự chênh lệch này.

– Dòng điện bị hao phí trên đường dây tải.

– Nếu nhà bạn ở xa trạm biến áp thì điện thường rất yếu. Các thiết bị điện như bóng đèn huỳnh quang, máy lạnh… khó hoạt động đúng công suất.

Chính vì vậy để khắc phục tình trạng hao phí này, tiết kiệm điện nên ở đầu nguồn luôn có mức điện áp lớn hơn tiêu chuẩn khoảng 1 mức điện áp nhất định để bù lại con số hao phí trên đường dây dẫn đến nhà bạn, điện áp vẫn còn đạt được đủ số tiêu chuẩn .

Có một điều cần lưu ý cho những người sử dụng đồ điện tử có nguồn gốc nước ngoài thì điện áp của những thiết bị đó thường là 110V, yêu cầu các bạn cần có thiết bị hỗ trợ để giảm điện áp tại nhà.

Công thức tính điện áp là gì?

Theo kiến thức học ở bậc phổ thông thì hiện điện thế hay điện áp được tính bằng công thức sau:

U = I.R  

Trong đó:

U: Điện áp (hoặc hiệu điện thế) –  vôn (V)

I: Cường độ của dòng điện – ampe (A)

R: Điện trở – đơn vị: ohm (Ω)

Hay còn được tính theo công thức: UAB = VA – VB

Trên đây là một số thông tin cơ bản về điện áp là gì? Các loại điện áp. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức cơ bản về điện để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, qua đó có thể sử dụng điện thật an toàn.

  • Có thể bạn quan tâm: Điện áp cũng được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực cấp thoát nước trên những thiết bị van điều khiển bằng điện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *