Van điện từ là gì ? Có những loại van điện từ nào | Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Van điện từ hay còn có tên gọi tiếng anh là Solenoid Vavle là một loại van sử dụng nguồn điện sinh ta từ, tạo ra lực hút và hút màng chắn qua phép lưu chất đi qua hoặc đóng lại
Van điện từ khá đa dạng về chủng loại và cấu tạo của chúng cũng có sự khác biệt. Van hoạt động nhờ điện cơ, được điều khiển bởi dòng điện thông qua tác dụng của lực điện từ. Đối với loại van 2 cửa thì cửa ra và cửa vào đóng mở thay nhau ( nghĩa là cửa vào đóng thì cửa ra mở và ngược lại ). Đối với van 3 cửa thì 2 cửa ra được đóng mở thay phiên nhau. Một hệ thống đường ống phức tạp sẽ có nhiều van điện từ được kết nối lắp ghép với nhau
Tìm hiểu về van điện từ
Van điện từ được điều khiển đóng mở với tốc độ nhanh chóng do lực hút của cuộn coil điện sinh ra từ, tùy thuộc vào thân van lớn hay bé mà coil van này cũng được chế tạo khác nhau với mức điện áp từ 12v, 24v, 110v, 220v.
Van có kích thước từ DN8, DN10, DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100 được chế tạo bằng chất liệu đồng, gang, nhựa, inox 304, inox 316 sử dụng trong nhiều hệ thống, môi trường như nước, khí, chất lỏng, gas, dầu, hóa chất, vv…
Hiện nay van điện từ được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực từ sản xuất, khai thác, chế biến, tưới tiêu trong nông nghiệp cho đến các hệ thống dẫn nước trong các hộ gia đình, chung cư. Có thể nói tầm quan trọng của dòng van điện từ là rất lớn góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van điện từ
– Van điện từ được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là thân van và cuộn coil
* Thân van : Được chế tạo bằng chất liệu đồng, inox, nhựa, gang. Phần thân van này bao gồm các bộ phận chi tiết cấu thành như trục van, lớp màng chắn, lò xo, đường ống vào, đường ống ra
* Cuộn coil : Bên trong là dây đồng cuộn lại với nhau theo một nguyên lý nhằm tạo ra lực hút khi có điện, bên ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ nhựa dạng đúc hoặc dạng nắp chụp
Nguyên lý hoạt động của van điện từ như sau :
– Đối với van thường đóng : Ban đầu van đang ở trạng thái đóng hoàn toàn, khi ta cấp điện cho cuộn coil, lúc này cuộn coil hoạt động sinh ra từ, lực hút được tạo ra và hút lớp màng chặn lên mở cho dòng chảy lưu chất đi qua, van sẽ giữ nguyên trạng thái nếu như không ngắt điện, khi ta ngắt điện lực hút biến mất kèm theo đó là lò xo đàn hồi sẽ ép chặt vào lớp màng và đóng van lại
– Đối với van thường mở: Lúc này van đang ở trạng thái luôn mở, khi ta cấp điện vào cuộn coil, van hoạt động mở ra cho dòng chảy lưu chất đi qua, ngắt điện van sẽ trở lại trạng thái ban đầu
Để hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của van điện từ mời các bạn theo dõi video bên dưới
Ưu điểm và nhược điểm của dòng van điện từ
Ưu điểm
- – Có nhiều loại kích thước, vật liệu chế tạo
- – Có thể chịu được nhiệt độ cao, áp lực cao
- – Đóng mở nhanh, điện áp sử dụng đa dạng
- – Giá thành rẻ
- – Dễ dàng lắp đặt, thay thế cũng như bảo trì, bảo dưỡng van
- – Hoạt động không gây tiếng ồn, vận hành an toàn, đơn giản
- – Có thể hoạt động ổn định trong đa dạng loại môi trường khác nhau
- – Kết nối lắp ren hoặc lắp bích phù hợp với yêu cầu của từng hệ thống
Nhược điểm
- – Không dùng để điều tiết lưu lượng như van bi, van cổng, van bướm
- – Không có những loại kích cỡ lớn từ DN100 trở lên
Tại sao nên lựa chọn sử dụng van điện từ
Chúng ta chỉ quan tâm hay đơn thuần là lựa chọn mua một loại van điện từ để lắp đặt cho hệ thống, tuy nhiên có bao giờ chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao nên lựa chọn sử dụng van điện từ hay không?
Tôi xin trả lời câu hỏi này của các bạn rằng : Khi chúng ta tìm mua van điện từ để lắp đặt cho hệ thống thì ít nhất chúng ta cũng biết chức năng của nó phù hợp với hệ thống cần lắp đặt, lý do nên lựa chọn van điện từ thay vì các van khác đó là van điện từ có giá thành rẻ hơn so với các dòng van điều khiển điện khác. Ngoài ra van điện từ còn có những ưu điểm tôi đã nêu ở trên, trong đó có một số ưu điểm mà các dòng van khác không có như đóng mở nhanh hay điện áp sử dụng đa dạng
Chưa có đánh giá nào.