Khái niệm van cổng điều khiển bằng điện là gì?
Van cổng điều khiển bằng điện là van cổng được gắn mô tơ chạy bằng điện kết nối với thân van cổng, giúp van cổng được vận hành tự động chính xác nhanh chóng, thay thế cho cách vận hành thủ công bằng sức con người. Van cổng thường là các loại lắp mặt bích, kết nối với hệ thống đường ống được làm từ các vật liệu bằng gang, inox, thép có độ bền cao chắc chăn, nên kkhông ngại vấn đề va đập, áp lực cao. Nhiệm vụ chính của van cổng là cho phép điều tiết lưu chất chảy qua van. Vận hành theo kiểu đóng và mở hoàn toàn hoặc tuyến tính ( mở theo các góc độ khác nhau ) tùy vào nhu cầu sử dụng
Van cổng có tên tiếng anh là Gate Valve là thiết bị dùng để đóng mở, ngăn chặn hoặc cho phép dòng chảy lưu chất đi qua van. Van cổng được phân chia thành nhiều dạng khác nhau, van cổng ty nổi, van cổng ty chìm, van cổng nắp chụp, van cổng cổ dài, van cổng dao. Van cổng còn có một số tên thường gọi là van cửa, van chặn, van đáy…
Hình ảnh và thông số kĩ thuật của van cổng điện
Hình ảnh thực tế van cổng điện
Thông số kĩ thuật của van cổng điều khiển điện
- – Kích thước: DN50(2”), DN65(2*1/2”), DN80(3”), DN100(4”), DN125(5”), DN150(6”), DN200(8”), DN250(10”), DN300(12”), DN400(16”), DN500, DN600, DN800, DN1000…
- – Chất liệu: Gang, inox, Thép
- – Thân van: Gang, thép, inox
- – Ứng dụng : Nước, dầu khí, chất lỏng, quặng
- – Đĩa, trục: Inox 304
- – Kiểu lăp: Mặt bích
- – Bộ điều khiển điện: Được làm bằng hợp kim đúc nguyên khối có độ bền cao
- – Lớp sơn phủ: EPOXy
- – Nhiệt độ : Max 120 độ C
- – Nguồn điện : 220V – 380V
- – Xuất xứ : Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc, Italia
- – Bảo hành 12 tháng
Cấu tạo của van cổng điều khiển bằng điện
– Van cổng điều khiển bằng điện được cấu tạo từ các bộ phận chính sau
+ Phần thân van cổng
+ Phần bộ điều khiển
Phần thân van cổng
– Mời các bạn xem hình để hiểu rõ thông tin chi tiết hơn
– Phần thân van sẽ được tháo bỏ tay quay ra, và thay vào đó là lắp bộ điện ( Có thể phải gia công cho phù hợp giữa trục van để lắp vừa vào bộ điện )
Bộ phận điều khiển
Bộ điều khiển hay còn gọi là mô tơ điều khiển điện, đây là bộ phận quyết định đến quá trình chuyển động của thân van cổng. Nguồn điện áp đầu vào được đấu vào động cơ theo sơ đồ chỉ dẫn với mức điện áp tương ứng 24V, 220V hoặc 380V. Đặc biệt động cơ điện này được thiết kế bộ phận tay quay với mục đích điều khiển van đóng mở khi mất điện hoặc động cơ gặp sự cố. Các hãng sản xuất động cơ điện lắp van cổng cũng trang bị tiêu chuẩn chống thấm nước đạt IP65 hoặc IP67 cho phép sử dụng ở những môi trường hệ thống có sự khắc nghiệt
Đặc biệt một số động cơ được thiết kế riêng biệt với tính năng chống cháy nổ tiêu chuẩn Exd phù hợp lắp đặt tại các hệ thống dễ xảy ra cháy nổ như mỏ than, mỏ dầu hay các điểm khai thác quặng kim loại
Cơ chế nguyên lý hoạt động của van cổng điều khiển bằng điện
– Van cổng hoạt động đóng mở cánh van dựa vào nguyên lý của quá trình sự tác động truyền lực của bộ điện lên trục van, trục van được nối với cánh van theo phương thẳng đứng, giúp cho việc vận hành dễ dàng trơn tru và có độ chính xác cao.
Ban đầu van cổng đang ở trạng thái đóng hoàn toàn, đĩa van sẽ đóng ngăn chặn dòng chảy lưu chất đi qua. Khi ta cấp điện vào động cơ, lúc này mô tơ chuyển động tạo ra lực kéo làm quay trục van. Đĩa van sẽ chuyển động từ dưới lên trên tạo ra quá trình mở. Van được mở hoàn toàn khi đĩa van không nằm trong lòng ống, lúc này hết hành trình động cơ điện sẽ tự ngắt. Như vậy để thực hiện việc đóng van chúng ta chỉ cần thực hiện ngược lại.
Cách lắp đặt van cổng điều khiển bằng điện
Van cổng điều khiển bằng điện là một thành phần quan trọng trong các hệ thống đường ống và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Lắp đặt van cổng điều khiển bằng điện đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất và an toàn của hệ thống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách lắp đặt van cổng điều khiển bằng điện, bao gồm các bước cơ bản và các lưu ý quan trọng.
1. Chuẩn bị trước khi lắp đặt
Trước khi bắt đầu lắp đặt van cổng điện, cần phải kiểm tra và đảm bảo rằng mọi thiết bị và dụng cụ cần thiết đã sẵn sàng. Cụ thể, chúng ta cần chuẩn bị các dụng cụ cơ bản như tua vít, mỏ lết, kìm cắt, dây điện, keo dính và băng dính điện.
2. Lắp đặt van cổng điện
Bước đầu tiên trong quá trình lắp đặt van cổng điện là xác định vị trí lắp đặt. Việc này phải được thực hiện bởi một kỹ thuật viên có kinh nghiệm và được thực hiện theo các quy định liên quan đến an toàn điện. Sau khi đã xác định vị trí lắp đặt, tiếp theo chúng ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tắt nguồn điện và kiểm tra mạch điện để đảm bảo rằng không có dòng điện chảy qua.
Bước 2: Tháo các ốc, bulông hoặc các bộ phận khác trên vị trí lắp đặt để chuẩn bị cho việc lắp đặt van cổng điện.
Bước 3: Đặt van cổng điện vào vị trí lắp đặt và sử dụng các ốc hoặc bulông để cố định van cổng điện.
Bước 4: Sử dụng kìm cắt để cắt dây điện ở một đoạn ngắn, sau đó tháo vỏ cách ly của dây để sử dụng.
Bước 5: Nối dây điện vào van cổng điện và sử dụng tua vít để siết chặt các đầu nối.
Bước 6: Sử dụng băng dính điện hoặc keo dính để bảo vệ các đầu nối và đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
3. Kiểm tra và chạy thử thiết bị
Sau khi lắp đặt và đấu nối nguồn điện xong, tiến hành mở nguồn nước trong đường ống, sau đó thực hiện việc cấp điện để mở van cho dòng chảy lưu thông. Để van hoạt động một khoảng thời gian sau đó đóng van để quan sát xem có hiện tượng rò rỉ hay sự cố gì không. Nếu van hoạt động bình thường thì việc lắp đặt của các bạn đã thành công
Cách bảo dưỡng van cổng điện
Van cổng điện là một thành phần rất quan trọng trong hệ thống điện, giúp điều tiết và điều khiển lưu lượng dòng điện. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống, việc bảo dưỡng và kiểm tra van cổng điện là rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách bảo dưỡng van cổng điện.
Bước 1: Kiểm tra vị trí và trạng thái của van
Đầu tiên, hãy xác định vị trí của van cổng điện trên hệ thống đường ống dẫn của bạn. Sau đó, kiểm tra trạng thái của van, nếu van không đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn, nó sẽ dễ dàng bị hư hỏng hoặc mòn
Bước 2 : Kiểm tra và làm sạch van
Hãy kiểm tra bề mặt của van cổng điện, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của rỉ sét hoặc bề mặt bị mòn hoặc bong tróc, bạn cần phải làm sạch nó. Để làm điều này, sử dụng giấy nhám để làm sạch vết rỉ sét và bề mặt bị mòn hoặc bong tróc. Sau đó, sử dụng dầu bôi trơn để bôi trơn bề mặt của van.
Bước 3 : Kiểm tra đường ống và các bộ phận khác
Tiếp theo, hãy kiểm tra đường ống và các bộ phận khác của hệ thống điện. Nếu phát hiện bất kỳ vết rỉ sét nào trên các điểm kết nối trục van, ty van, bạn cần phải làm sạch chúng bằng cách sử dụng giấy nhám để làm sạch và dùng dầu bôi trơn để ngăn ngừa rỉ sét đồng thời giúp van hoạt động trơn chu hơn
Bước 4 : Kiểm tra van
Hãy kiểm tra van cổng điện và các bộ phận khác của hệ thống điện để đảm bảo chúng hoạt động tốt. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của hư hỏng hoặc rỉ sét, bạn cần phải sửa chữa hoặc thay thế chúng.
Xem thêm : Van cổng ty chìm Wonil
Chưa có đánh giá nào.