Plug van là gì ? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van nút

Plug van là gì ?

Plug valve còn có tên gọi trong tiếng việt là van nút hay van nêm, do chúng có cấu tạo giống như một chiếc nút chai có hình trụ hoặc hình côn.

Van nút được thiết kế đục lỗ hổng ở giữa phần nút van cho môi chất đi qua. Được vận hành điều khiển đóng mở bằng tay gạt hoặc tự động dựa vào bộ truyền động khí nén hoặc bộ truyền động điện

Thông số kỹ thuật của van nút

Dạng van : 2 ngã, 3 ngã, 4 ngã

Kích cỡ : DN15 (1/2”) – DN600 ( 24”)

Vật liệu chế tạo : Thép ASTM A216 WCB, Thép không gỉ A351 ASTM CF8M

Kiểu áp lực : Class 150, 300, 600, 800

Kiểu kết nối : Mặt bích tiêu chuẩn ANSI, DIN, BS

Đóng mở : Tay gạt hoặc điều khiển ( actuator electric hoặc actuator pneumatic )

Xuất xứ : Anh, Italia, Đức, Hàn Quốc…

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van nút

Cấu tạo

– Van nút được thiết kế cấu tạo đơn giản gồm các bộ phận chính sau đây :

– Thân van : Được làm bằng chất liệu thép hợp kim, thép không gỉ có độ bền cao

– Nút van : Được đục lỗ cho dòng chảy lưu chất đi qua

– Bộ phận đóng mở : Được thiết kế dạng tay gạt hoặc bộ điều khiển khí nén, bộ điều khiển điện

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của van nút tương tự như dòng van bi, thông qua cơ cấu điều khiển từ đó thực hiện quá trình đóng mở van

Khi vặn tay van quay một góc 90 độ sẽ làm dịch chuyển nút van theo chiều từ đóng sang hoặc mở sang đóng. Van đóng hoàn toàn khi tay van vuông góc với đường ống và mở hoàn toàn khi song song với đường ống

Van nêm không được dùng cho việc điều tiết, vì tạo ra dòng xoáy cũng như mài mòn nút van không đồng đều

Bạn có thể thay thế phần tay gạt bằng bộ phận điều khiển tự động, từ đó giúp việc vận hành đóng mở van trở nên nhanh chóng và chính xác hơn

Ứng dụng của van nút

Van nêm được ứng dụng ngày càng phổ biến trong các hệ thống đường ống sản xuất, công nghiệp hiện nay, tiêu biểu như :

  • Hệ thống đường ống dẫn xăng, dầu, hoá chất
  • Hệ thống đường ống thực phẩm, dược phẩm, nhà máy sản xuất nước giải khát
  • Ngành dệt may, xử lý nước thải…

Ưu điêm và nhược điểm của van nút

Ưu điểm

  • Van đóng có độ kín hoàn toàn cao
  • Với kết cấu plug và sleeve nên van không bị tình trạng rò rỉ
  • Không bị tích trữ cặn lưu chất nên seat van có độ bền cao
  • Độ bền cao, an toàn khi sử dụng
  • Vận hành đơn giản và không tốn nhiều công sức nếu được lắp động cơ điều khiển
  • Có thể sử dụng dạng nhiều ngã để tăng hiệu quả sử dụng
  • Kết nối chắc chắn và đơn giản với kiểu nối bích thông dụng

Nhược điểm

Bề mặt tiếp xúc giữa plug và phần body là dạng nút nên bề mặt tiếp xúc lớn. Dẫn đến ma sát lớn và cần nhiều lực để vận hành điều khiển van đóng mở

Xem thêm : Van đảo chiều là gì ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *