Actuator là gì ? Phân biệt actuator pneumatic và actuator electric

Actuator là gì ?

Actuator còn có tên gọi khác là thiết bị truyền động hay bộ truyền động được hiểu đó là một động cơ được dùng để điều khiển một thiết bị hoặc một hệ thống. Actuator được vận hành bởi nguồn năng lượng điện hoặc khí nén, từ nguồn năng lượng này actuator chuyển động biến chúng thành dạng động năng

Đối với hệ thống van công nghiệp thì actuator valve được hiểu như sau :

Actuator valve là một loại van điều khiển tự động, với bộ truyền động điều khiển bằng điện hoặc khí nén để thực hiện quá trình đóng/mở van tự động bằng tín hiệu thay thế cho cách vận hành thủ công bằng tay

Actuator valve được sử dụng lắp đặt trong nhiều hệ thống nhà máy hiện nay. Chúng được ứng dụng tại các hệ thống xử lý nước thải, nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, nhà máy thực phẩm, may mặc…

Van điều khiển tự động đóng vai trò quan trọng trong việc tự động hóa và kiểm soát quá trình vận hành. Có hai dạng actuator chính hiện nay đó là Actuator PneumaticActuator Electric. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây

Electric Actuator là gì ?

Electric actuator là một bộ điều khiển điện với cơ chế như một mô tơ điều khiển bằng điện, sử dụng nguồn điện áp 24V – 220V hoặc 380V để vận hành. Khi có điện áp đầu vào, lúc này motor chuyển động sẽ điều khiển các thiết bị được lắp với nó theo cơ chế chuyền động

Electric actuator valve là dòng van cơ được lắp đặt với bộ truyền động điện, giúp cho việc vận hành điều khiển van theo cơ chế tự động hóa

Van điều khiển điện sử dụng động cơ điện cung cấp lực momen xoắn làm chuyển động van. Van điện này hoạt động không gây tiếng ồn, không tạo ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được năng lượng. Tuy nhiên chúng ta cần cung cấp nguồn điện nếu muốn van hoạt động, hoặc có thể vận hành bằng tay quay trên động cơ điện nếu mất điện

Các loại van điện thông dụng hiện nay như :

Van bi điều khiển điện

Van bi điều khiển bằng điện

Van bướm điều khiển điện

Van bướm điều khiển bằng điện

Van cầu điều khiển điện

Van cầu đóng mở bằng bộ điều khiển điện

Van cổng điều khiển điện

Pneumatic actuator là gì ?

Pneumatic actuator dịch theo tiếng việt nghĩa là bộ điều khiển khí nén, sử dụng nguồn khí nén để tạo ra truyền động, điều khiển vận hành các thiết bị khác.

Bộ truyền động khí nén này có hai dạng điều khiển đó là ON-OFF và tuyến tính. Trong đó bộ truyền động có 2 dạng tác động đó là : Tác động đơn ( Single acting ) và tác động kép ( Double acting )

Single acting pneumatic ( bộ tác động đơn )

Bộ khí tác động đơn có sự hỗ trợ của lò xo đàn hồi, khi quá trình đóng hoặc mở diễn ra kết thúc, khí nén đầu vào ngưng cấp, với đàn hồi của lò xo sẽ tác động chúng trở lại trạng thái ban đầu có thể là thường mở hoặc thường đóng

Bạn có thể hiểu đơn giản hơn là bộ khí nén này chỉ cần 1 dây cấp khí, trạng thái đóng hoặc mở được duy trì liên tục khi khí nén liên tục cấp.

Double acting pneumatic ( bộ tác động kép )

Đây là kiểu truyền động với 2 tác động được thực hiện bởi 2 lần cấp khí theo 2 chu trình đóng hoặc mở.

Bộ khí nén tác động kép có thiết kế nhỏ gọn hơn loại tác động đơn, độ bền khi sử dụng cũng cao hơn.

Một số dòng van điều khiển khí nén phổ biến hiện nay

Van bi điều khiển bằng khí nén

Van bướm điều khiển khí nén

Van cầu điều khiển khí nén

Van y xiên điều khiển khí nén

Ưu điểm và nhược điểm của pneumatic actuator

Ưu điểm

  • – Thời gian đóng mở nhanh hơn bộ điều khiển điện
  • – Có thể điều chỉnh tốc độ đóng mở theo nhu cầu mong muốn
  • – Sử dụng đóng mở trong trường hợp khẩn cấp với loại tác động đơn
  • – Sử dụng cho các hệ thống yêu cầu việc đóng mở liên tục
  • – Có thể điều chỉnh công suất đầu ra bằng cách thay đổi áp suất khí nén cấp vào. Loại này chỉ áp dụng cho bộ khí nén tác động kép
  • – Có thể vận hành dạng điều tiết lưu lượng khi gắn thêm bộ định vị khí nén ( Positioner )
  • – Có độ bền cao, tiêu chuẩn chống nước, chống cháy nổ

Nhược điểm

  • – Sẽ phản ứng chậm nếu như nguồn khí nén đầu vào ở xa
  • – Để đạt công suất lớn hơn thì chúng ta cần phải thay thế bộ khí lớn hơn

Chức năng của thiết bị truyền động

Tự động đóng ngắt khi hết hành trình

Nhờ vào công tắc giới hạn hành trình, từ đó thiết bị truyền động sau khi thực hiện chu trình đóng hoặc mở van sẽ dừng lại và giữ nguyên trạng thái

Chức năng an toàn

Bảo vệ sự quá tải trên toàn bộ hành trình, giúp van chống lại momen xoắn quá mức. Nếu momen xoắn quá mức việc chuyển đổi sẽ bị ngắt, khi đó vị trị kết thúc không được báo bởi công tắc giới hạn

Điều khiển từ xa

– Bộ điều khiển được kết nối với tủ PLC hoặc trung tâm điều khiển. Từ đó giúp cho quá trình vận hành điều khiển từ xa trở nên đơn giản và hiệu quả.

So sánh pneumatic actuator và electric actuator

Như tôi đã phân tích ở trên thì thiết bị truyền động điện là dạng mô tơ điện sử dụng nguồn điện áp để làm xoay trục mô tơ, từ đó truyền động lên các thiết bị lắp đặt với nó. Trong đó bộ truyền động khí nén được vận hành dựa vào quá trình chuyển đổi áp suất khí nén thành lực cơ học để tạo ra quá trình đóng mở van

Yêu cầu về lực tác động và thời gian

– Nếu hệ thống của bạn yêu cầu cần thiết bị có khả năng đóng mở nhanh và lực momen lớn thì thiết bị truyền động khí nén là lựa chọn hoàn hảo nhất.

Chúng ta có thể xét trên cùng một kích cỡ van sẽ thấy rằng thời gian đóng mở của van khí nén là nhanh hơn rất nhiều so với van điện.

Nguồn kinh phí đầu tư

– Trên thực tế bộ điều khiển khí nén có giá thành rẻ hơn nhiều so với động cơ điện. Tuy nhiên việc lựa chọn này cần dựa vào nhiều yếu tố như hệ thống của bạn lắp có sẵn nguồn khí nén hay điện.

Nhiệt phát sinh khi vận hành

Với thiết kế ít sinh nhiệt nên bộ truyền động khí nén có độ bền cao hơn. Hạn chế được hiện tượng cháy nổ. Nên chúng được ưu tiên sử dụng trong các hệ thống khai khác khoáng sản, hầm, lò

Chi phí thay thế, sữa chữa thiết bị

Các dòng van lắp đặt bộ truyền động khí nén tương đối phức tạp và cồng kềnh, chúng bao gồm bộ lọc, bộ phận hiển thị trạng thái đóng mở, van điện từ khí, đồng hồ áp suất cho đến đường ống dây dẫn khí.

Nếu gặp sự cố hư hỏng một trong các bộ phận trên thì chúng ta phải kiểm tra rà soát và thay thế sửa chữa sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn

Ngược lại đối với động cơ điện được thiết kế rút gọn về kích cỡ, việc đấu nối và cài đặt cũng không tốn quá nhiều thời gian và thao tác

Tiêu chuẩn chống thấm nước

Về cơ bản bộ điều khiển khí nén được thiết kế có khả năng chống thấm nước, và độ ẩm tốt hơn. Do chúng có thiết kế cơ học, còn bộ điều khiển điện dựa vào bảng mạch điện nên thông thường khả năng chống nước kém hơn. Đối với những model có tiêu chuẩn IP cao thì giá thành rất cao, tuy nhiên thời gian cũng như độ sâu trong môi trường nước sẽ có giới hạn ( Xem thêm : Tiêu chuẩn IP là gì ? )

Dạng điều khiển

Van điều khiển điện dần được sử dụng phổ biến và thay thế cho van điện từ. Góp vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống công nghiệp theo hướng tự động hóa, hiện đại hóa ngày nay

Khả năng vận hành và điều tiết của van điện cũng đạt mức độ chính xác rất cao.

Như vậy với những nội dung mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về thiết bị truyền động khí nén và truyền động điện

Hiện nay CÔNG TY TNHH TM TUẤN HƯNG PHÁT đang là đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền toàn quốc sản phẩm Actuator Pneumatic và Electric Actuator mang thương hiệu Kosa Plus – Hàn Quốc và Haitima – Đài Loan. Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số hotline 0865901568

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *