Lưu ý khi sử dụng van bướm

van bướm tay quay

1. Tìm Hiểu Chung Về Van Bướm

– Van bướm ra đời vào những năm 1930 và những lợi thế dồi dào mà chúng mang lại cho các ứng dụng nước, không khí và đường kính ống lớn nhỏ đã cho phép các thiết bị này được sử dụng rộng rãi vào ngày nay và

– Van Bướm ở đây, không phải là côn trùng gia cầm mà được chỉ định là một vật hình đĩa hoặc đĩa tròn đóng vai trò là thiết bị đóng để cô lập hoặc điều chỉnh dòng chảy của chất lỏng, khí.

Hình Ảnh

van bướm tay quay

a. Phần thân van:

Là phần bên ngoài bảo vệ van, phần chịu áp lực từ phía ngoài và phía trong, thường phần thân van được làm từ: gang, gang dẻo, thép, inox hoặc nhựa. Nó được đúc liền có các lỗ để bắt bulong vào mặt bích và định vị cố định van trên đường ống.

b. Phần cánh van – đĩa van:

Là phần đĩa van có dạng cánh bướm ở chính giữa có trục của đĩa là phần tiếp xúc trực tiếp với dòng lưu chất trên đường ống và cũng là phần sẽ chịu áp lực của dòng lưu chất trên. Tùy vào từng môi trường sử dụng mà phần cánh van này được thiết kế bởi các vật liệu khác nhau: nước sạch, khí nén – gang; nước thải, hóa chất – inox, hóa chất đậm đặc: nhựa, v,v…

c. Phần làm kín – Gioăng:

Là phần làm kín giữa cánh van và thân van giúp cho khi van ở trạng thái đóng thì lưu chất không thể đi qua với một áp lực cho phép nhất định. Phần làm kín này thường được làm bằng cao su, teflon, PTFE, v.v…

d. Phần tác động:

Là tay gạt, vô lăng hoặc bộ điều khiển, phần này giúp chuyển trạng thái van từ trạng thái đóng sang mở hoặc từ mở sang đóng. Phần này cũng là phần mà chúng ta điều chỉnh – điều tiết lưu lượng chảy qua van.

2. Lưu Ý Đóng Mở Van Khi Sử Dụng Van Bướm.

– Đĩa Van Bướm được giữ ở vị trí trung tâm của van bằng trục van, đĩa Van Bướm được xoay nhờ trục van trong body thân van để tiến hành ngăn chặn chất lỏng.

– Do đó, khi đĩa Van Bướm chuyển trạng thái từ đóng hoàn toàn xoay góc 90 độ hoặc thảng hàng với dòng chẩy, van sẽ mở và cho chất lỏng lưu thông và khi đĩa Van Bướm được xoay trở lại trạng thái vuông góc với hướng của dòng chẩy, Van Bướm sẽ đóng lại.

– Với cơ cấu đóng mở tuyến tính ( đóng mở theo góc ), Van Bướm có khả năng điều tiết dòng chẩy theo góc.

3. Các Dạng Van Bướm.

– Thông thường Van Bướm được chia thành 2 dạng Van Bướm Cơ hoặc Van Bướm Điều Khiển. Tùy thuộc vào như cầu sử dụng, mục đích hệ thống mà chúng ta có thể lựa chọn Van Bướm phù hợp.

– Để biết thêm thông tin chi tiết Quý Khách Hàng vui lòng nhấn vào link đính kèm, hoặc liên hệ trực tiếp tới đội ngũ chuyên viên tư vấn để được hướng dẫn chi tiết nhất.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *