Cách lắp đặt và bảo trì van bướm điều khiển điện
Van bướm điều khiển điện là một thiết bị tự động hóa, giúp tối ưu chi phí vận hành và sức lực của con người. Van bướm điều khiển bằng điện được sử dụng phổ biến trong hầu hết hệ thống đường ống hiện nay nhờ tính ứng dụng cao và giá thành hợp lý
Tuy nhiên việc sử dụng van bướm đúng cách cũng như cách lắp đặt và bảo trì van bướm điều khiển điện không phải ai cũng nắm bắt được
Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề hướng dẫn lắp đặt và bảo trì van bướm điều khiển bằng điện. Nếu bạn chưa biết hoặc chưa nắm rõ cần tham khảo thì nên đọc hết bài viết dưới đây nhé
Các Bước Cần Thực Hiện Trước Khi Lắp Van Bướm Điều Khiển Điện
Bước 1: Lý Do
- Bạn đang cần thiết kế, thi công lắp đặt mới hệ thống đường ống
- Bạn đang muốn thay thế hệ thống van bướm điện đã quá cũ, không sử dụng được nữa. Hoặc thay thế theo định kỳ
- Thiết bị van bướm bị chập cháy, hư hỏng…
Bước 2: Khảo sát thực tế về hệ thống cần lắp đặt
- Đối với hệ thống cũ cần khảo sát xem đang sử dụng loại van bướm nào ? Thông số kỹ thuật chi tiết ra sao ? Dùng cho môi trường có nhiệt độ vào áp suất như thế nào ?
- Nguồn điện áp sử dụng cho van bướm là nguồn bao nhiêu, điện 24V, 220V hay 380V
- Vị trí lắp đặt ở đâu ( trên cao, dưới hầm, hay vị trí chật hẹp, ngâm nước…)
- Sản phẩm có thương hiệu gì, xuất xứ ở đâu
- Mục đích cần dùng để đóng ngắt hay điều tiết lưu lượng
Bước 3: Chuẩn bị trước khi lắp đặt
- Van bướm lắp đặt cần đúng 100% kích thước trùng đường ống và đảm bảo thông số kỹ thuật
- Đường ống kết nối lắp đặt
- Mặt bích để lắp đặt van bướm phù hợp
- Bu lông, long đen, ecu, phẳng, vênh
- Gioang làm kín có thể là cao su, chì, teflon
- Cờ lê, mỏ lết để siết chặt bu lông
Lắp Đặt Van Bướm Điều Khiển Điện
Khi lắp đặt van bướm điều khiển điện chúng ta cần tuân thủ những điều sau :
- Trước khi lắp đặt, phải đảm bảo rằng vảy, phôi hàn hoặc bất kỳ vật liệu lạ nào khác đã được làm sạch khỏi đường ống xử lý mà van bướm điều khiển kết nối
- Trong khi lắp đặt van bướm điều khiển điện, đảm bảo hướng dòng chảy chất lỏng trong quá trình khớp với hướng dòng chảy được chỉ ra trên các mặt bích kết nối của thân van
- Lắp đặt van bướm điều khiển ở vị trí sao cho bộ truyền động của nó được định vị thẳng đứng
- Thận trọng để không có các cạnh của miếng đệm nối ống đùn vào đường ống xử lý. Đảm bảo vật liệu miếng đệm đã chọn phù hợp với chất lỏng của quá trình
- Thực hiện các biện pháp thích hợp để tránh tác dụng lực lớn lên van điều khiển. Cẩn thận khi siết chặt bu lông mặt bích để tránh siết chặt có thể gây ra ứng suất cơ học không mong muốn
- Sau khi lắp đặt van bướm điện cần kiểm tra dây dẫn điện để đấu nối vào động cơ
- Phải đảm bảo đủ không gian phía trên động cơ, khi gặp sự cố có thể tháo động cơ thay thế hoặc sữa chữa
- Lắp đặt van bướm điện ở những nơi có môi trường nhiệt độ không vượt quá giới hạn nhiệt độ quy định của nhà sản xuất thiết bị
- Đấu nối nguồn điện và đặt dây dẫn thấp xuống tránh hiện tượng nước mưa từ môi trường theo dây dẫn ngấm vào bo mạch động cơ
- Nên sử dụng mái che hoặc lắp trong nhà đối với thiết bị van bướm điện. Qúa trình này giúp cho tuổi thọ của van bền hơn
Kiểm Tra Và Bảo Dưỡng Van Điều Khiển
Kiểm tra trước khi bắt đầu hoạt động
Trước khi bắt đầu vận hành van bướm điều khiển điện, hãy kiểm tra và xác nhận những điều sau đây để đảm bảo tất cả các điều kiện đều chính xác và an toàn
- Xác nhận rằng hướng dòng chảy được đánh dấu trên van bướm điện phù hợp với hướng dòng chất lỏng trên đường ống
- Đảm bảo rằng các bu lông và đai ốc được siết chặt tối đa
- Đảm bảo rằng các bulong của bộ phận kết nối động cơ và van bướm đã được siết chặt, không có độ rung lắc
- Xác nhận rằng thân thiết bị truyền động và thân van không bị cong vênh, hoặc có bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào khác
- Xác nhận rằng van điều khiển hoạt động trơn tru trong phạm vi chuyển động của nó
- Nếu van điều khiển sử dụng bao bì amiăng, nên bôi trơn bằng các chất bôi trơn
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ
Kiểm tra định kỳ và thực hiện dịch vụ bảo dưỡng van bướm điều khiển bằng điện đối với các trường hợp sau :
- Kiểm tra để đảm bảo rằng không có rò rỉ chất lỏng, lưu chất trong đường ống qua phần thân van và kết nối với mặt bích
- Kiểm tra các điểm kết nối bulong xem có bị lỏng không
- Kiểm tra và đảm bảo rằng thân van không bị hư hỏng, động cơ điều khiển điện không bị hư hỏng, âm thanh lớn, rung lắc khi hoạt động
- Kiểm tra chu trình đóng mở xem van có chuyển động đúng phạm vi góc đóng mở từ 0 – 90 độ
Bài tiếp về kiến thức van bướm điện: Các lỗi thường gặp trên van bướm điều khiển điện
Chưa có đánh giá nào.