Hướng dẫn sử dụng van bi điều khiển khí nén đúng cách
Van bi điều khiển khí nén là dòng van điều khiển tự động trong đó van bi được vận hành đóng hoặc mở bằng bộ truyền động khí nén dựa vào áp lực khí nén từ 3 – 8 bar điều khiển van chuyển động từ 0 – 90 độ theo một chu trình. Hiện nay van bi điều khiển bằng khí nén được ứng dụng trong các môi trường nước, khí, dầu, gas, hóa chất… phục vụ lắp đặt trên đường ống nhà máy xử lý nước thải, nước sạch, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, bao bì, luyện gang thép…vv
Van bi khí nén được ứng dụng rộng rãi phổ biến như vậy, tuy nhiên chúng ta cần lưu ý sử dụng van bi điều khiển khí nén đúng cách để đảm bảo độ bền cho van cũng như hệ thống hoạt động ổn định bền bỉ lâu dài. Vì vậy khi sử dụng chúng ta cần lưu ý những vấn đề như sau :
1. Lựa chọn van
– Lựa chọn van bi khí nén khá là quan trọng, điều này quyết định gần như 100% đến sự thành công của cả hệ thống, khi lựa chọn sai van thì ngay lập tức hệ thống sẽ không hoạt động được hoặc sẽ hư hỏng rất nhanh, điều này làm thiệt hại kinh tế cũng như công sức của chúng ta
+ Van bi inox : Sử dụng trong môi trường nước sạch, nước thải, có nhiệt độ dao động từ – 10 – 180 độ C. Có thể sử dụng cho môi trường hóa chất nhẹ, đặc biệt tốt khi sử dụng cho môi trường gas hoặc khí nén thông thường
+ Van bi nhựa : Dòng này chuyên sử dụng cho môi trường nước sạch và môi trường có hóa chất nồng độ cao, bởi đặc tính của nhựa có khả năng chống ăn mòn và oxy hóa rất tốt. Có thể sử dụng ngâm nước hoặc ngoài trời nhưng rất tốt
+ Van bi gang : Chỉ sử dụng cho môi trường nước sinh hoạt không có hóa chất ăn mòn, hay các hệ thống dẫn khí làm lạnh nhà xưởng
+Van bi thép : Dòng van này chuyên dùng cho môi trường có áp lực cao và hơi nóng, dòng van bi thép đúc có thể chịu nhiệt độ lên đến 350 độ C
2. Lựa chọn đầu khí nén
– Đầu khí nén hay còn gọi là bộ truyền động khí nén, hoạt động dựa vào áp lực khí nén tác động lên piton từ đó làm trục van chuyển động. Khi lựa chọn đầu khí nén chúng ta cần lưu ý những điều sau đây :
+ Lực kéo : Lực kéo được tính bằng N/m, thể hiện rõ trên đầu khí nén hoặc trên tài liệu catalogue do hãng sản xuất cung cấp. Dựa vào đó để chúng ta lựa chọn đầu khí phù hợp với kích cỡ của van bi. Ví dụ đầu khí nén Kosa Plus AD50 lắp cho van bi DN25, AD65 lắp cho van DN40…
+ Loại điều khiển : Hiện nay đầu khí có 2 loại điều khiển đó là điều khiển đóng mở ON-OFF ( Đóng hoặc mở hoàn toàn ) và Tuyến tính ( đóng mở theo nhiều góc độ khác nhau ) Ngoài ra đầu khí nén có 2 dạng tác động chính là tác động đơn và tác động kép
3. Lựa chọn các thiết bị đi kèm
– Các thiết bị đi kèm van bi điều khiển khí nén như van điện từ khí nén ( Airtac ) hay Limit Swith Box ( Bộ báo tín hiệu đóng mở ) Chúng ta cần lựa chọn những mẫu mã chất lượng, thông dụng hiện nay.
Những lỗi thường gặp trên van bi khí nén
– Van bi điều khiển khí nén sau một thời gian sử dụng thường gặp lỗi, không thể hoạt động được hoặc hoạt động nhưng không đảm bảo yếu tố kỹ thuật. Chính vì vậy việc xác định lỗi để khắc phục sữa chữa kịp thời là điều rất cần thiết, giúp hệ thống hoạt động ổn định trở lại.
Hầu hết các công nhận vận hành sẽ không sửa chữa được các hư hỏng của van bi khí nén. Tuy nhiên họ cần phải xác định nguyên nhân hư hỏng hay mức độc hư hỏng, từ đó nhằm báo các cho người sửa chữa nắm bắt được. Vì thế việc nhận biết những hư hỏng này yêu cầu có kỹ năng cũng như mức độ am hiểu kỹ thuật tốt
Thứ tự xử lý sự cố là: trước tiên, kiểm tra mạch ngoài, mạch khí, phụ kiện (van điện từ, bộ lọc khí và bộ giảm áp, v.v.), sau đó kiểm tra bộ truyền động khí nén Kiểm tra lần cuối thân van.
Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số trường hợp hư hỏng đối với van truyền động bằng khí nén, cụ thể như sau :
1. Bộ truyền động khí nén không hoạt động
- Việc đầu tiên khi thấy bộ khí nén không hoạt động chúng ta cần phải kiểm tra xem áp suất khí vào bộ giảm áp, bộ lọc khí có đủ và đạt giá trị định mức yêu cầu hay không. Dựa vào áp suất định mức để cài đặt cho áp khí vào phù hợp
- Kiểm tra van điện từ khí nén đã được cắm điện hay chưa, van điện từ có hoạt động hay hư hỏng gì không. Nếu van điện từ hư hỏng không có điện từ khí nén sẽ không thể đi qua van điện từ vào bộ truyền động được. Tùy theo mức độ thực tế mà chúng ta có thể sữa hoặc thay thế van điện từ khí nén mới
- Nếu bộ điều khiển tốc độ điều chỉnh khí nén đầu vào được sử dụng chúng ta cần kiểm tra để xác định khí có vào hay không và đã đủ mức áp tối thiểu là 3 bar đầu vào bộ truyền động chưa
- Kiểm tra đến bộ phận làm kín của bộ truyền động, dây dẫn khí xem có bị hở hay đứt dẫn đến tình trạng trên
2. Thiết bị truyền động vẫn hoạt động, nhưng không đủ mô-men xoắn
- Bạn cần kiểm tra xem các bulong ở 2 đầu của bộ khí nén có bị lỏng, điều chỉnh về mức ban đầu để xác định mức độ khí nén dẫn vào
- Nếu bạn thấy van bi khí nén vẫn hoạt động đóng mở nhưng thời gian đóng mở bị chậm lại. Biện pháp khắc phục đó là kiểm tra áp khí đầu vào và bộ điều khiển tốc độ khí nén vào van, kiểm tra xác định mức độ rò khí nén ra khỏi thân van và đường ống. Thông thường sau một thời gian sử dụng gioăng đệm kín sẽ bị mòn tạo ra độ hở nhất định làm hao hụt lượng khí nén từ đó các xy lanh không còn hoạt động được nhanh chỏng
- Kiểm tra lò xo đàn hồi trong bộ khí nén để xác định mức độ đàn hồi hoặc kiểm tra phần thân van bi xem có bị kẹt rác hay chất rắn cặn cũng có thể làm cho động cơ không đử sức kéo
3. Van bi không đóng hoặc không mở
- Áp khí nén cấp vào nhưng vẫn không đủ để thắng được lực momem xoắn của van bi khiến van vẫn duy trì trạng thái đóng hoặc mở. Khi đó chúng ta cần phải tăng áp khí nén cấp vào bộ khí.
- Quan sát áp khí nén đầu vào thông qua đồng hồ áp, nếu bạn để mức áp 4 bar nhưng van vẫn chưa mở thì hãy tăng áp khí nén lên 5 hoặc 6 bar. Điều lưu ý là bạn chỉ được tăng mức áp tối đa theo bộ khí nén cho phép là 8 bar
- – Van điện từ khí nén ( solenoid valve air ) bị kẹt dẫn đến khí nén không vào được xy lanh, lúc này chúng ta nên thay thế một chiếc van điện từ khí nén khác
- – Có thể bộ truyền động của van bi và bộ khí nén không khớp nhau giữa điểm kết nối trục van nên dẫn đến tình trạng bộ khí đóng mở mà van vẫn dừng ở tại điểm đó
4. Van bi đóng hoặc mở không hoàn toàn ( Đóng mở 1 góc nhất định)
Có một số trường hợp người dùng đã chủ động vặn ốc hãm hành trình trên bộ khí nén để điều chỉnh van bi mở 1 góc nhất định. ( tức là đóng hoặc mở không hoàn toàn ). Ngược lại đối với những trường hợp không có chủ đích nhưng van vẫn hoạt động như vật thì có thể do một số nguyên nhân gây ra, cách khắc phục cụ thể như sau :
- Phần bi van đang bị vướng vật cứng và làm kẹt một phần xoay của bi van, chúng ta cần kiểm tra lọc rác hoặc lắp đặt thêm một chiếc lọc chữ Y có lưới lọc nhỏ hơn để loại bỏ được các chất rắn nhỏ hơn
- Thay đổi hành trình trên bộ điều khiển khí nén bằng cách điều chỉnh 2 ốc hãm để tạo ra góc mở 90 độ đối với từng hành trình
- Có thể nguyên nhân dẫn đến lỗi trên là trục van bướm không vuông góc nên xy lanh khí nén đóng hoặc mở hoàn toàn còn van bi thì không. Chúng ta cần kiểm tra và khắc phục lại hoặc thay thế bằng 1 thân van bi mới
5. Bộ khí nén vẫn hoạt động bình thường, nhưng công tắc van không đặt đúng chỗ
- Nguyên nhân dẫn đến có thể là có vật thể nào đó trong đường ống hoặc do dự chênh lệch áp suất quá lớn.
- Lỗi phần thân van
Nên sử dụng van bi điều khiển khí nén loại nào ?
Trên thị trường hiện có 2 loại van bi điều khiển khí nén đó là van bi khí nén on/off và van bi khí nén tuyến tính tùy thuộc vào nhu cầu của hệ thống mà chúng ta lựa chọn dòng van cho phù hợp nhất
– Van bi điều khiển khí nén on/off là dòng van bi khí nén hoạt động điều khiển van đóng hoặc mở hoàn toàn. Đối với dòng van này thời gian đóng mở chỉ từ 1-2s cho một quá trính, thường được sử dụng trong các hệ thống đường ống cần đóng mở gấp. Giá thành của dòng van bi khí nén on/off cũng tương đối rẻ nên được lựa chọn sử dụng phổ biến hơn dòng van bi điều khiển khí nén
– Van bi điều khiển khí nén tuyến tính là dòng van bi khí nén được vận hành đóng hoặc mở theo nhiều góc độ khác nhau nằm trong phạm vi 0 – 90 độ tương ứng với mức tín hiệu 4 – 20mA. Dòng van này được sử dụng trong việc điều tiết lưu lượng
Chưa có đánh giá nào.