Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo nước điện từ | Cách nối về tủ PLC, máy tính trung tâm
Đồng hồ đo nước điện từ là gì ?
– Đồng hồ đo nước điện từ là thiết bị đo lưu lượng nước sử dụng cảm biến điện từ hoạt động dựa trên định luật faraday đếm các điện tích dương ( + ) và điện tích âm ( – ) chuyển đổi dữ liệu thành đơn vị đo và hiển thị trên màn hình LED hoặc LCD với 2 dòng 16 ký tự thể hiện lưu lượng tổng và lưu lượng tức thời
Đồng hồ đo lưu lượng điện từ hiện nay có 2 loại chính là đồng hồ đo lưu lượng điện từ màn hình rời và đồng hồ đo lưu lượng điện từ màn hình liền. Được chế tạo bằng chất liệu thân gang, thép carbon hoặc inoxnên có khả năng hoạt động ổn định trong nhiều môi trường khác nhau như nước sạch, nước thải, nước cất, hóa chất…
Hướng dẫn lắp đặt đồng hồ đo nước điện từ đúng cách
Để tiến hành lắp đặt được đồng hồ nước, đầu tiên chúng ta cần phải trả lời được các câu hỏi: “Lắp loại đồng hồ nào?”, “Kích cỡ đồng hồ là bao nhiêu?” “Kiểu kết nối của đồng hồ là gì?” “Vị trí lắp đặt đồng hồ ở đâu ?”. Để trả lời được các câu hỏi trên, Chúng ta cần phải thực hiện lần lượt từng bước, vì thế lắp đặt một chiếc đồng hồ đúng cách đạt tiêu chuẩn chúng ta cần thực hiện theo 3 bước sau đây :
Bước 1: Khảo sát hệ thống cần lắp đặt đồng hồ
Khi thực hiện bước thứ nhất trong lắp đặt đồng hồ nước, chúng ta cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Ống lắp đặt đồng hồ là ống gì ? Nhựa, inox, thép…
- Kích cỡ đường ống là bao nhiêu ?
- Lắp đồng hồ sử dụng dạng kết nối ren hay bích?
- Lưu chất trong đường ống là gì? Nước sạch, nước cất hay nước thải…
- Lưu lượng lưu chất như thế nào? Có ổn định hay không? Lưu lượng lưu chất đường ống ổn định, đạt 2/3 tiết diện đường ống. Vậy chúng ta có thể lắp đồng hồ bằng size với đường ống. Nếu dòng chảy ổn định nhưng chỉ đạt dưới 2/3 tiết diện đường ống. Thì chúng ta nên dùng biện pháp thu ống khi lắp đồng hồ. Quy chuẩn thu ống nên giật 1 cấp.
Ví dụ : Đường ống cần lắp phi 60mm; giật 1 cấp thu ống xuống phi 49mm ở vị trí lắp đồng hồ.
Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước
Đầu tiên, vị trí lắp đồng hồ phải thỏa mãn: vị trí lắp đặt cách đầu nguồn (có thể là máy bơm, bồn chứa…) tối thiểu là 2m. Giá trị trên còn cần cân nhắc nếu đầu nguồn là máy bơm cao áp, hay những nguồn có áp lực cao. Khi áp lực đầu nguồn quá lớn, thì chúng ta cần kéo giãn khoảng cách đảm bảo đồng hồ không bị dung; luôn hoạt động trong tình trạng tĩnh.
Tùy vào nhu cầu cần lắp loại đồng hồ nào? Đồng hồ đo nước sinh hoạt, hay các kích cỡ lớn dùng cho công nghiệp. Nói chung, đồng hồ đo lưu lượng nước nên được lắp ở vị trí nằm ngang.
Đối với dòng đồng hồ đo nước điện từ thì vị trí lắp đặt đồng hồ có điểm khác biệt so với dòng cơ, cụ thể quy cách lắp đặt theo hình dạng chữ U là phù hợp nhất để đảm bảo nước luôn đầy đường ống đồng hồ. Ngoài ra chúng ta có thể lắp đặt theo chiều thẳng đứng theo hướng nước đi lên và lưu ý luôn lắp đặt đồng hồ theo hướng mũi tên, đó là hướng dòng chảy lưu chất
Bước 3: Tiến hành lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước
Khi đã khảo sát hệ thống đường ống, xác định vị trí lắp đặt xong; Chúng ta đã trả lời được các câu hỏi đã nêu ra phía trên. Sau đó chuẩn bị và tiến hành lắp đặt.
Trước đó, Chúng tôi xin lưu ý: Trên thân đồng hồ luôn có một mũi tên ghi chú chiều dòng chảy lưu chất đi. Quý vị vui lòng chú ý khi lắp đặt đảm bảo đi vào đồng hồ đúng chiều mũi tên.
Nếu kiểu kết nối của đồng hồ dạng hai đầu nối ren: Ngắt dòng lưu chất qua vị trí lắp đặt. Đo kích cỡ chiều dài của đồng hồ nước và cắt ống sao cho phù hợp. Quấn băng tan vào hai đầu ren rồi lắp vào đường ống.
- Nếu kiểu đồng hồ có kết nối dạng hai mặt bích: Chúng ta cần chuẩn bị 2 cái mặt bích sao cho phù hợp với hai mặt bích trên đồng hồ. Bạn cần lưu ý kích cỡ và tiêu chuẩn mặt bích để lựa chọn cho phù hợp. Khi tiến hành lần lượt: Ngắt dòng lưu chất qua vị trí lắp đặt. Đo chiều dài của đồng hồ và cắt ống cho phù hợp. Hàn mặt bích lên đường ống và chờ cho mối hàn nguội. Lắp đồng hồ lên rồi siết đều – chặt bu lông để cho kết nối mặt bích cố định. Test thử hệ thống.
Những vị trí không được lắp đặt đồng hồ đo nước điện từ
Quan sát vào hình ảnh trên chúng ta thấy rằng vị trí lắp đặt đồng hồ không được nằm tại vị trí cao nhất của đường ống bởi lúc này lưu lượng dòng chảy thấp sẽ không ngập đường ống đồng hồ, hoặc vị trí đường ống thẳng đứng chiều nước chảy xuống với tốc độ dòng chảy cao, sẽ tạo ra bọt nước, sự va đập dẫn đến hư hỏng đồng hồ.
– Đối với các vị trí cho phép lắp đặt đồng hồ chúng ta cũng cần lưu ý đến khoảng cách lắp đặt theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra.
Lưu ý trong cách lắp đặt đồng hồ nước
- Trước khi lắp đặt, Bạn nên vệ sinh đường ống – vị trí mối nối; làm sạch các cặn bẩn, ngoại vật trên vị trí đó.
- Đối với lưu chất chứa tạp chất thể rắn, Bạn nên lắp thiết bị lọc (lọc y) phía trước đồng hồ.
- Đoạn đường ống của hệ thống phía trước và sau đồng hồ phải là đoạn thẳng. Đoạn thẳng phía trước đồng hồ dài tối thiểu gấp 10 lần đường kính đồng hồ; và đoạn phía sau đồng hồ tối thiểu gấp 2 lần.
- Khi lắp đồng hồ cố gắng để mặt đồng hồ ở phía dễ quan sát nhất.
- Hướng chảy dòng lưu chất vào và ra đồng hồ đúng chiều mũi tên ghi chú trên thân đồng hồ.
- Vị trí lắp đồng hồ tránh xa các nguồn điện – điện từ. Đặc biệt là dòng đồng hồ đo lưu lượng nước cần có biện pháp cách ly điện từ trường bên ngoài.
- Tránh lắp đồng hồ ở các vị trí mà không khí có thể mắc kẹt trong hệ thống. Vị trí này có thể được phép với hệ thống khép kín.
- Không lắp đặt đồng hồ phía sau van điều tiết
- Nên lắp đồng hồ nằm ngang.
- Cuối cùng, nên vận hành thử hệ thống để theo dõi đồng hồ có vận hành tốt hay không? Các mối nối có bị rò rỉ không ?
Chưa có đánh giá nào.