CO, CQ là gì? Tại sao hàng hóa nhập khẩu phải có CO, CQ ?

Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, đối với những mặt hàng nhập khẩu, người mua hàng thường yêu cầu các sản phẩm hàng hóa đó phải có đầy đủ chứng từ CO CQ kèm theo hợp đồng mua bán.
Vậy chứng nhận CO CQ là gì ? Vai trò của CO CQ trong hợp đồng mua bán như thế nào?

CO, CQ là gì ? Tại sao hàng hóa nhập khẩu phải có CO, CQ ?

I. Chứng nhận CO CQ là gì ?

Trong thực tế CO CQ là hai chứng từ riêng biệt, chúng có chức năng khác nhau nhưng luôn luôn đi kèm với nhau. Đối với các sản phẩm nhập khẩu việc cung cấp chứng nhận CO CQ là vô cùng quan trọng, điều này giúp chúng ta kiểm soát và nhận biết được xuất xứ cũng như chất lượng hàng hóa.

Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau : CO là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Certificate of Origin). CQ là giấy chứng nhận chất lượng ( Certificate of Quality )

1. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( Certificate of Origin)

CO là viết tắt của tiếng anh Certificate of Origin là một văn bản chứng nhận hàng hóa của một quốc gia cụ thể trong việc xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ hay quốc gia nào đó. Chứng nhận này được cáp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa đó.

CO phải tuân thủ những quy định của nước xuất khẩu cũng như nước nhập khẩu

Mục đích của CO là chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng, hợp pháp về thuế cùng những quy định của pháp luật. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản là những hàng hóa có CO không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi trên thị trường.

CO nhập khẩu hàng van wonil hàn quốc

Một mẫu CO thông thường sẽ có các nội dung như sau :

  1. Loại mẫu theo từng vùng cụ thể, họ tên chủ thể, địa điểm xuất nhập khẩu
  2. Tên và địa chỉ công ty xuất khẩu, địa chỉ công ty nhập khẩu
  3. Tiêu chuẩn về vận tải, phương tiện vận chuyển, cảng biển, địa điểm dỡ hàng…
  4. Tiêu chuẩn về đóng gói hàng hóa ( Thùng, bao bì đóng gói, quy cách đóng gói, nhãn mác, số lượng, cân nặng )
  5. Tiêu chí về xuất xứ và xác nhận cơ quan có thẩm quyền

1.1. Vai trò của CO trong xuất nhập khẩu

– Mục đích chính của chứng nhận CO để xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa kèm theo hợp đồng mua bán. giúp chứng minh nguồn ngốc rõ ràng , hợp pháp và có đóng thuế.

– Chứng minh hàng hóa giao dịch giữa 2 quốc gia

– Áp dụng thuế nhằm chống phá giá và trợ giá

– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống xuất nhập khẩu trở nên tối ưu và có kiểm soát, xúc tiến thương mại giữa các nước

– Là điều kiện cần để thực hiện xuất khẩu các mặt hàng thiết bị sang các khu vực, các nước khác.

1.2. Các loại CO hiện nay

Co có rất nhiều mẫu khác nhau, trong đó một số mẫu CO phổ biến được áp dụng tại việt nam

CO form A : Hàng xuất khẩu từ các nước đến Việt Nam, nhận ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

CO form B : Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ và không được hưởng ưu đãi

CO form D : Hàng xuất khẩu từ các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT

CO form E : Hàng xuất khẩu từ Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc ( ASEAN + 1 )

CO form S : Hàng xuất khẩu sang LAOS thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan của hiệp định Việt Nam – Lào

CO form AK : Hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại, trong đó các nước ASEAN được hưởng ưu đãi thuế cơ quan theo hiệp định ASEAN – HÀN QUỐC ( ASEAN + 2)

CO form AJ : Hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản, các nước ASEAN được hưởng ưu đãi thuế cơ quan theo hiệp định ASEAN – NHẬT BẢN ( ASEAN + 3 ), hoặc CO form VJ ; Việt Nam – Nhật Bản

1.3. Doanh nghiệp, công ty xin CO cần những thủ tục như thế nào ?

Các doanh nghiệp, công ty thường gặp rất nhiều vấn đề để hoàn thành thủ tục xin cấp phép chứng nhận CO, bởi lẻ không nắm rõ quy trình cũng như những điều kiện cần thiết để làm thủ tục.

Việc đầu tiên là bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết như bản sao giấy xác nhận đăng ký kinh doanh và giấy xác nhận mã số thuế của doanh nghiệp, kèm theo đó là một bộ hồ sơ mẫu xin cấp chứng nhận CO với những nội dung cụ thể như sau:

– Đơn xin cấp CO, điền đầy đủ thông tin và đóng dấu người có thẩm quyền của doanh nghiệp cần cấp chứng nhận

– Thông thường chỉ được cấp 1 mẫu chứng nhận CO cho mỗi đơn hàng xuất khẩu tại thời điểm đó và được sao lưu cho các bên có liên quan

– Hóa đơn thương mại của doanh nghiệp, tờ khai các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu

– Giấy phép liên quan như bản giải trình hoạt động sản xuất, giấy tờ mua bán, hay chứng nhận nguyên vật liệu sản xuất

* Đơn vị duy nhất cấp phát CO cho doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam là Bộ Công Thương, bộ có thể ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận việc này. Và mỗi cơ quan được ủy quyền sẽ cấp phép một số mẫu CO nhất định

2. Chứng Nhận Chất Lượng CQ ( Certificate of Quality )

CQ là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, được viết tắt từ tiếng anh của Certificate of Quality. Đây là mẫu giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế

CQ được hiểu là người bán hàng cam kết với người mua về chất lượng hàng hóa theo quy định đã ký kết trong hợp đồng mua bán trước đó

CQ nhập khẩu hàng van wonil hàn quốc

2.1. Vai trò của CQ

CQ có vai trò rất quan trọng trong việc xuất nhập khẩu :

– CQ giúp chứng minh hàng hóa sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố theo hàng hóa đó. Trong đó hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65 : 1996

– Chứng chỉ CQ rất quan trọng với nhà sản xuất và cả khách hàng. Điều này giúp xác thực hàng hóa có sản xuất đúng theo chất lượng, tiêu chuẩn đó hay không

– Chứng từ CQ không bắt buộc phải có trong tờ khai hải quan

– Doanh nghiệp khi sản xuất ra hàng hóa chỉ có quyền công bố tiêu chuẩn chất lượng cũng như các giấy phép chứng chỉ xuất xưởng. Nhưng việc cấp CQ là do cơ quan độc lập thuộc nhà nước có quyền thẩm định chất lượng

III. Tại sao hàng hóa cần phải có CQ

– Chứng nhận đảm bảo cho chất lượng công trình. Căn cứ về nội dung thỏa thuận giữa các bên về nội dung hồ sơ mời thầu, hợp đồng mua bán…

– CO CQ là cần thiết để làm tờ khai hải quan, giúp cho việc xác định hàng hóa có rõ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng hay không.

– Làm căn cứ để được hưởng các ưu đãi đặc biệt về hàng hóa nhập khẩu

IV. Cơ sở pháp lý quy định về CO CQ

Cơ sở pháp lý quy định về CO CQ cụ thể như sau:

  • Luật tiêu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật ngày 29/06/2006
  • Nghị định số 127/2007/ QĐ-BKHCN Ngày 28/09/2007 của bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ về việc ban hành ”Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn”
  • Nghị định số 67/2009 NĐ-CP về xuất xứ hàng hóa

Trên đây là những nội dung về CO, CQ bạn cần nắm rõ để thực hiện việc mua bán, nhập khẩu cũng như làm các thủ tục pháp lý. Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết của chúng tôi, nếu có thiếu sót hãy để lại comment cho chúng tôi

Xem thêm: Khớp nối mềm có chức năng gì? Tại sao nó lại quan trọng với các doanh nghiệp?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *