Các phương pháp đo mức nước

Hiện nay, các dòng thiết bị cảm biển đo lường mực nước hay những chất lỏng khác thì nó sẽ gồm có 2 dòng lớn. Hai dòng cảm biến này là: cảm biến đo mức liên tục và cảm biển đo mức dạng báo đầy báo cạn. Tức là dòng cảm biến có thể dạng mức in/off. Và dùng cản biển này để có thể đo được mức nước. Và chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ các phương pháp đo mức nước là gì? Tại sao lại cần dùng đến các phương pháp đo mức nước? Để có thể hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Các phương pháp đo mức nước là gì?

Phương pháp đo mức nước ta có thể hiểu được một cách đơn giản là: phương pháp này là một cách thức, một cách làm để có thể đo được mức nước hoặc mực chất lỏng một cách đơn giản nhưng lại hiệu quả và tối ưu nhất. Khi sử dụng những phương pháp đo mức thì nó mang đến độ chính xác từng loại nước hoặc những chất lỏng trong những môi trường khác nhau. Vì vậy, các phương pháp đo lường sẽ đóng góp hỗ trợ rất tốt cho con người hiện nay.

Đo mức nước là một công việc cấn thiết và hữu dụng hiện nay trong một số ngành công nghiệp. Khi đo được mức nước thì nó sẽ giúp cho người dùng có thể kiểm soát chặt chẽ được mực nước theo yêu cầu.

Để có thể đo được mức nước thì nó có rất nhiều phương pháp và dần dần với xã hội phát triển. Thì công nghệ cảm biến mực nước cũng được cải tiến và phát triển hơn, nó được tối ưu hóa quá trình.

Vì sao ta cần phải tìm hiểu phương pháp đo mức nước này?

Để giải thích cho lý do này thì yếu tố chính đó la môi trường làm việc khác nhau.Và để có thể đo được mức nước thì ta cũng cần phải sử dụng đến những phương pháp đo khác nhau. Ở mỗi phương thức thì nó cũng lại có những thế mạnh về từng môi trường cụ thể.

Thứ hai, là dựa vào các cách thức đo lường thông dụng hiện nay. Ta cần so sánh về độ tính hữu dụng cũng như là cách thức vận hành, thiết kế sao cho phù hợp với môi trường mà ta sử dụng. Từ đó chọn được phương pháp đo phù hợp và tiết kiệm chi phí.

Phân loại phương pháp đo mức nước hiện nay

Để người dùng có thể hiểu rõ được hơn, thì nó được phân loại các phương pháp ra làm 2 loại như sau:

Đo mức nước trực tiếp (Đo mức cơ học)

Với loại này thì được hiểu là hình thức đo tiếp xúc trực tiếp với nước. Loại này thì có ưu điểm là mang tính trực quan, đơn giản.

Ở các loại đo trực tiếp này thì nó gồm có:

  • Đo mức nước bằng phao cảm biến
  • Đo mức nước bằng cảm biến áp suất thủy tĩnh dạng thả chìm
  • Đo nước bằng điện dung ( điện cực)

Ngoài ra, thì có nhiều người cho rằng kiểu đo trực tiếp này thì công nghệ của nó không tiên tiến, cách đo đơn giản nên không đến những tính năng cao. Nhưng điều hoàn toàn không phải. Vì xã hội ngày càng phát triển nên là việc cải tiến nó cũng phát triển hơn và được nâng cấp để có thể phù hợp được với điều kiện áp dụng đo lường.

Và trong loại đo trực tiếp thì loại đo bằng cảm biến áp suất thủy tĩnh dạn thả chìm là một phương  pháp được sử dụng nhiều vì tính ứng dụng của nó trong ngành công nghiệp cao.

Đo mức chất lỏng giám tiếp ( Đo mức tham chiếu).

Là dạng hình thức đo mức nước giám tiếp, là loại không sử dụng thiết bị đo không tiếp xúc trực tiếp. Với loại đo gián tiếp này thì nó mang lại nhiều ưu điểm như là: đo nhanh, chính xác và có độ bền cao. Kể cả sử dụng trong môi trường có tính ăn mòn cao.

Với loại gián tiếp thì nó có một vài phương pháp đang được ưu chuộng hiện này:

  • Phương pháp đo mức nước bằng sóng rada
  • Phương pháp đo mức nước bằng cảm biến siêu âm.

Đối với hai phương pháp này thì đều là những công nghệ hiện đại, là đại điện cho phương pháp đo khoảng cách giữa cảm biến và vật thể. Hay nó còn được gọi là ToF ( Time of Flight).

Đặc điểm của từng phương pháp đo mức nước

Cảm biến đo mức nước bằng phao nổi

Với phương pháp này thì nó được hoạt động dựa trên nguyên lý phao nổi. Hiểu đơn giản là: Phao nổi là một vật thể có trọng lượng riêng nhẹ, có khả năng nổi được trên mặt nước. Khi sử dụng phương pháp này thì nó cho phép đo thực tế, đơn giản mà không mất nhiều thời gian lắp đặt, vận hành.

Phương pháp này rất phù hợp cho việc đo nước ở những môi trường có bọt hoặc chịu ảnh hưởng của áp suất. Và khi sử dụng phương pháp này để đo nước thì nó không chịu sự tác động vào bên ngoài như nhiệt độ và độ dẫn điện.

Cảm biển áp suất thủy tĩnh dạng thả chìm đo mức chất lỏng

Là loại được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dầu khí. Với phương pháp này thì việc đo áp suất tạo ra bởi chất lỏng. Từ đó, ta có thể dễ dàng tính toán được mức độ từ mật độ chất lỏng, áp suất đo được và áp suất bình chứa.

Với loại cảm biến áp suất thủy tĩnh trên thị trường hiện này thì có rất là nhiều loại với những thương hiệu khác nhau.

Khi sử dụng phương pháp thủy tĩnh thì nó được hoạt động theo nguyên lý áp suất. Tức là, đó mức áp suất tank của khí quyển. Phương pháp này thì chỉ dùng được đối với tank hở, áp suất điều kiện bình thường khí quyển là 0bar ( mức áp suất tương đối).

Cảm biến đo mức dạng siêu âm.

Phải nói là dạng siêu âm này là dòng cảm biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vì cảm biển đo mức bằng siêu âm người dùng có thể dễ dàng vận hành được. Khi sử dụng phương pháp này thì nó không cần tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng. Được hoạt động theo một nguyên lý đon giản với độ chính xác cao. Cảm biến siêu âm được sử dụng với những tần số cao để đo, sóng phát ra từ cảm biến, nó sẽ phản xạ lại trên bề mặt chất lỏng. Sau đó, từ bề mặt chất lỏng nó sẽ truyền về cảm biển, cảm biến đi đến đâu nó sẽ tính được quãng đưỡng của nó.

Khi xong thì nó sẽ quy đổi sang tín hiệu analog. Những khi sử dụng phương pháp này thì mình cần chú ý đến một điều để có thể cảm biển siêu âm được hoạt động tốt là: đo mức nước nhiệt độ dưới 70 độ C. Vì mức chịu nhiệt của nó chỉ được 70 độ C. Được ứng dụng nhiều trong những bể xử lý nước thải, dùng cho bể nước ngầm, bể chứa xăng, dầu…

Và dãy cảm biển của nó có thể lên đến 20m. Khi đó thì tránh những môi trường có bụi hay hơi nước. Vì điều đó, dễ làm cho việc sai số không chính xác.

Nguyên lý hoạt động của dòng cảm biển này là được gắn trên nắp bồn chứa, bộ phận phát sóng siêu âm phát một chùm sóng xuống bề mặt chất lỏng với một góc 10 độ. Và nó còn đóng vai trò là bộ thu sóng.

Cảm biến đo mức bằng rada

Là một phương pháp đo chính xác nhất. Dòng cảm biến này cũng được hoạt động dựa trên nguyên lý như dòng cảm biến siêu âm. Tuy nhiên, loại cảm biển này sẽ được sử dụng sóng rada thay vì sóng siêu âm.

Ngoài đo mức chất lỏng, cảm biến đo mức bằng sóng rada có thể đo liên tục trong mức chất rắn, hạt nhựa, xi măng, thức ăn gia súc…

Tuy nhiên, dòng này có công nghệ cao nên khá phức tạp. Tuy nhiên, thì rada có độ dẫn sóng đo rất chính xác. Việc sai đó của nó chỉ khoảng +/-2mm. Nên nó được ứng dụng nhiều trong những môi trường như: lò hơi, nước thải, nước biển. axit,… Dãy đo của nó có thể lên đến 40m, nên nó có thể đáp ứng được hầu hết các ứng dụng đo hiện nay.

Đo mức chất lỏng kiểu điện dung (điện cực)

Với phương này thì ta chỉ cần xác định xem chất lỏng đó là loại dẫn điện hay không dẫn điện. Vì đối với đo mức kiểu điện dụng thì que đo của nó sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi chất mà nó cần đo.

Nguyên lý của phương pháp này là: cảm biến sẽ đo độ dẫn điện của chất lỏng với thành bồn chứa. Như vậy, cảm biến sẽ được xác định được mức độ của chất lỏng trong bồn chứa là bao nhiêu.

Đó là nguyên lý hoạt động của chất lỏng dẫn điện. Còn đối với chất lỏng không dẫn điện, thì cảm biến nó sẽ đo độ dẫn điện ở hai bề mặt tiếp xúc của chất lỏng với cảm biến.

Ở trên là những phương pháp đo được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Là những phương pháp có thể được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Cũng như là, nó mang đến độ chính xác cao khi đo. Giúp cho người dùng có thể kiểm soát và nắm rõ được mức nước hiện tại có trong những bể chứa, đường ống.

Mong qua bài viết có thể giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm các phương pháp đo mức nước. Cảm bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *