Hướng dẫn lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ

Hướng dẫn lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ
Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ đúng cách không chỉ giúp đồng hồ đo chính xác kết quả mà còn quyết định đến độ bền cũng như tính năng hoạt động chung của cả một hệ thống. Vì vậy khi lắp đặt đồng hồ điện từ bạn cần quan tâm đến kích thước đường ống, nguồn điện áp hoạt động, môi trường sử dụng đo, kết nối tín hiệu với tủ điều khiển ( bộ phận nhận xuất tín hiệu ). Đồng hồ đo lưu lượng điện từ có thể lắp đặt theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng với khoảng cách và góc độ cho phép, phụ thuộc vào tiết diện của đường ống mà chúng ta lắp. Một điểm cần lưu ý nữa là tiêu chuẩn kết nối của đồng hồ có thể là dạng nối mặt bích, hàn hoặc clamp

Trong bài viết trước ” đồng hồ đo lưu lượng điện từ là gì ” tôi đã phân tích chi tiết rất rõ cho các bạn về từng sản phẩm tiêu biểu như : Đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ, đồng hồ đo lưu lượng khí điện từ, đồng hồ đo lưu lượng hơi điện từ. Bạn đang thắc mắc liệu lắp đặt các loại đồng hồ này có điểm gì giống và khác nhau, cần lưu ý những gì khi lắp đặt. Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây nhé 

1. Tại sao cần phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện từ đúng cách 

Việc lắp đặt một chiếc đồng hồ đo lưu lượng điện từ không hề đơn giản như lắp đặt đồng hồ đo nước thông thường, bởi yếu tố trình độ kỹ thuật, chuyên môn là khá quan trọng. Khi bạn lắp đặt một thiết bị đo lưu lượng điện từ đúng cách giá trị nhận lại cho hệ thống là vô cùng to lớn như : 

  • – Đồng hồ sẽ đo được kết quả lưu lượng chính xác nhất 
  • – Khả năng hoạt động ổn định, độ bền cao giúp tuổi thọ của đồng hồ kéo dài 
  • – Độ an toàn cao, hiệu quả cho đường ống sử dụng 
  • – Dễ dàng quan sát và đọc kết quả, thuận tiện cho quá trình khắc phục lỗi, thay thế cũng như bảo dưỡng

Cá nhân bạn hoặc doanh nghiệp của bạn mới mua một chiếc đồng hồ đo lưu lượng, nhưng không biết cách lắp đặt sao cho phù hợp. Bạn chưa lắp đặt đồng hồ điện từ này bao giờ, hoặc đang gặp một số vấn đề như khoảng cách, vị trí lắp đặt, có lắp đặt thẳng đứng được hay không. Hay lắp đặt theo phương nằm ngang trên đường ống thẳng hay dạng chữ U. 

Bài viết này chúng tôi xin chia sẽ tất tần tật các kiến thức liên quan về việc lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng kiểu điện từ, hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn có được kiến thức chuyên sâu nhất để thực hành một cách đơn giản nhất 

Với đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên giàu kinh nghiệm, được đúc kết kinh nghiệm thực tiễn cùng những kiến thức tìm tòi học hỏi trong suốt hơn 10 năm cung cấp sản phẩm, lắp đặt đồng hồ điện từ cho các hệ thống nước sạch, nước thải, nước cất, hơi nóng, khí, dầu… chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn một cách chu đáo và tận tình nhất. Liên hệ ngay cho chúng tôi theo số hotline 0865901568 để được tư vấn nhanh chóng nhất

2. Hướng dẫn lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện từ 

Để lắp đặt được một chiếc đồng hồ đo lưu lượng điện từ đúng chuẩn bạn cần quan tâm đến 3 yếu tố sau đây : 

A. Môi trường lắp đặt 

Hướng dẫn lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện từ

– Vị trí lắp đặt đồng hồ là điểm rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đo của đồng hồ và quá trình bảo dưỡng thay thế khi gặp sự cố sau này. Vì thế bạn cần lưu ý một số điểm như sau :

  • – Lắp đặt đồng hồ ở nơi thoáng mát, rộng rãi và đủ không gian thuận tiện cho việc bảo dưỡng thay thế khi có sự cố. 
  • – Nếu nhu cầu bắt buộc lắp đặt đồng hồ ngoài trời chúng ta cần thiết kế thêm mái che cách nhiệt, chống mưa, trang bị thêm thiết bị thông gió, tản nhiệt để duy trì nhiệt độ bên ngoài đồng hồ ở mức dao động bé hơn 60 độ C
  • – Tránh lắp đặt đồng hồ ở các vị trí có nguồn khí ăn mòn, lưu ý đến vấn đề hệ thống thông gió
  • – Không lắp đặt đồng hồ gần vị trí bơm hay các điểm có độ rung lắc mạnh, cần lắp đặt đồng hồ sau các khớp chống rung, giãn nở với khoảng cách phù hợp 
  • – Tránh lắp đặt lưu lượng kế điện từ ở môi trường có từ trường lớn, điều này sẽ tạo ra quá trình nhiễu điện làm sai lệch kết quả đo, thậm chí đồng hồ sẽ không đo được. ( Nguyên nhân bởi nếu có bức xạc từ trường mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo, dựa trên định luật cảm biến điện từ Faraday trên động cơ điện, thiết bị điệnk, máy biến áp, biến tần… 
  • – Chiều dài đường ống thẳng thông thường phải lớn hơn 10 lần đường kính của ống lắp đặt, tránh lắp đặt gần các thiết bị tạo dòng xoáy như van, cút, tê… các đường ống gấp khúc
  • – Độ dẫn điện của môi trường chất lỏng phải ở mức ổn định, hiện tường bơm ngược dòng sẽ làm cho đồng hồ đo ngược cũng dẫn đến sai số 
  • – Duy trì tốc độ dòng chảy, lưu lượng dòng chảy trong đường ống ở mức đảm bảo. Nếu tốc độ và mức lưu lượng trong đường ống < 2/3 thể tích đường ống thì đồng hồ sẽ không đo được 
  • – Đảm bảo mức cân bằng lưu chất, tránh hiện tượng tạo ra bọt khí

B. Yêu cầu về đường ống lắp đặt

  • –  Lưu lượng kế điện từ tốt nhất nên lắp đặt nằm ngang trên đường ống. Có thể lắp đặt nằm nghiêng ( < 50 độ ) hoặc thẳng đứng theo chiều mũi tên hướng lên trên
  • – Chiều dài đường ống thẳng ở thượng nguồn ( đầu nguồn ) được khuyến cáo tốt nhất là 20D ( D là đường kính ống ) và hạ nguồn là 5D
  • – Đường kính trong của lưu lượng kế phải bằng với đường kính ống được lắp đặt 
  • – Không được ngâm hoặc lắp đặt đồng hồ tại vị trí thấp có nước, điều này sẽ làm nước vào dẫn đến chập cháy gây hư hỏng đồng hồ
  • – Yêu cầu về đường ống rẽ nhánh trong hệ thống lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng

C. Phương pháp lắp đặt

Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Hình ảnh : Mô tả lắp đặt đồng hồ lưu lượng điện từ đúng cách 

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ có nhiều kiểu lắp đặt với đường ống, có thể là dạng mặt bích, kết nối ren, kết nối clamp vi sinh hoặc nối hàn. Tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là kiểu kết nối mặt bích, khi lắp đặt chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây : 

– Nên lắp đặt đồng hồ ở đường ống dưới nằm ngang hoặc hướng thẳng lên trên. Không được lắp đặt đồng hồ tại vị trí cao nhất của đường ống hoặc đường ống có dòng chảy từ trên cao xuống thấp 

– Nên bổ sung gioăng làm kín vào giữa 2 mặt bích kết nối để tránh hiện tượng rò rỉ môi chất ra bên ngoài 

– Cần quấn băng keo bịt kín điểm đấu nối nguồn dây điện đầu vào và đầu ra tín hiệu, bắt buộc dây điện phải được kéo thấp xuống để tránh hiện tượng nước mưa đi theo dây dẫn ngấm vào làm hỏng bo mạch, chập cháy

– Nếu đường dây dẫn xa, nơi có yêu cầu độ an toàn cao, nên luồn các dây dẫn nguồn và tín hiệu vào ống nhựa chịu nhiệt ( ruột gà ) để đảm bảo an toàn điện cũng như thiết bị vận hành tốt 

– Nếu sử dụng thiết bị đo lưu lượng điện từ cho các môi chất có vật thể rắn chúng ta cần lắp đặt đồng hồ theo hướng từ dưới lên trên, điều này sẽ tránh được hiện tượng lắng cặn trong thân đồng hồ.

– Quan sát chú ý chiều của mũi tên trên thân đồng hồ, đây là hướng chỉ của dòng chảy lưu chất. Nếu chúng ta lắp ngược đồng hồ sẽ cho kết quả đo ở giá trị âm ( – ) hoặc thậm chí không đo được 

– Lưu lượng môi chất trong đường ống phải ngập ít nhất 2/3 diện tích đồng hồ, đây là điều kiện bắt buộc để đồng hồ đo được chính xác ( môi chất phải ngập các mắt cảm biến )

– Các thiết bị van điều khiển, van chặn đóng ngắt nên lắp đặt phía sau đồng hồ 

– Mặt bích cố định trên đường ống phải đồng nhất về tiêu chuẩn với mặt bích của đồng hồ, điều này giúp cho việc lắp đặt trở nên đơn giản và chắc chắn

– Cần duy trì tốc độ dòng chảy trong khoảng đo phù hợp với đồng hồ, áp lực không được vượt quá giới hạn cho phép 

Nội dung bài viết trên với mục đích nhằm hướng dẫn cách lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện từ đúng cách cũng như một số điều cần lưu ý khi sử dụng. Cơ bản nội dung trên được đúc kết từ kinh nghiệm bán hàng hơn 10 năm qua cùng những tìm hiểu tài liệu online và dựa vào thực tế. Có thể còn có những thiếu sót, mong các bạn thông cảm 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn kỹ thuật, người sử dụng chưa biết hoặc đang cần nguồn tài liệu để tham khảo. Mọi yêu cầu góp ý, bổ sung để bài viết hoàn thiện hơn xin mời các bạn commet bên dưới hoặc gửi đến hòm thư giải đáp khanh@tuanhungphat.vn hotline 0865901568. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *