Tìm hiểu về kiểu tác động đơn và kép

Tìm hiểu về tác động đơn và kép

Tác động đơn hay tác động kép còn được gọi chung là Xy lanh khí né, bộ truyền động khí nén, bộ điều khiển khí nén. Chúng có 2 kiểu hoạt động chính là kiểu tác động đơn và kiểu tác động kép

Vậy tác động đơn là gì và tác động kép là gì? Để hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như những ứng dụng mà bộ truyền động khí nén mang lại, hãy đọc hết những nội dung chúng tôi chia sẻ sau đây

Bộ điều khiển khí nén tác động kép
Bộ điều khiển khí nén tác động kép

Tác động đơn là gì ?

Là bộ tác động hoạt động với trạng thái đóng mở chỉ cần 1 lần cung cấp khí nén. Chuyển động theo chiều ngược lại được thực hiện bởi lực đàn hồi của lò xo.

Khi van ( valve ) được kết nối với bộ điều khiển khí nén tác động đơn này sẽ tạo thành dòng van điều khiển khí nén tác động đơn. Tiêu biểu như van bướm điều khiển khí nén tác động đơn, van bi khí nén tác động đơn

Tác động kép là gì ?

Là bộ truyền động khí nén có 2 chân cấp khí, tương đương với 2 chu trình đóng và mở. Khi chúng ta cấp khí nén vào chân Open, áp lực khí nén đủ lớn để ép piston dịch chuyển về 2 phía. Từ đó tạo ra momen xoắn xoay chuyển trục van mở

Tương tự quá trình đóng van được thực hiện ngược lại khi chúng ta cấp khí nén vào chân Close. Lượng khí nén đi vào bên ngoài 2 đầu piston, ép piston chuyển động từ ngoài vào trong, tác động lên trục thực hiện quá trình đóng van

Van khí nén tác động kép được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những ưu nhược điểm của 2 loại tác động này

So sánh tác động đơn và tác động kép

Như chúng ta đã biết thiết bị truyền động khí nén có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất tại các nhà máy hiện nay. Tuy nhiên mỗi loại tác động đều có những tính năng và cách thức vận hành khác nhau. Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những điểm giống và khác nhau của nó

Điểm giống nhau

  • Đều sử dụng nguồn khí nén đầu vào để chuyển động
  • Lực được tạo ra tương đương nhau do có chung momem xoắn
  • Cả 2 bộ tác động đơn và kép đều được sản xuất đạt tiêu chuẩn IP68 ( khả năng chống thấm nước, bụi )
  • Về thiết kế chúng đều được làm từ hợp kim nguyên khối. Bề ngoài được sơn phủ lớp sơn epoxy tĩnh điện
  • Áp lực đầu vào của khí nén đều ở mực 3 – 8 bar

Điểm khác nhau

Tác động đơn

  • Chỉ có 1 chân cấp khí nén đầu vào
  • Đối với bộ tác động đơn chúng được thiết kế tổng thể chiều dài lớn hơn loại tác động kép.
  • Thiết kế lò xo 2 đầu có chức năng đàn hồi ép trục chuyển động về trạng thái ban đầu khi chúng ta ngưng cấp khí nén
  • Giá thành của bộ khí nén tác động đơn cũng cao hơn nhiều so với bộ tác động kép
  • Để duy trì quá trình mở van, nguồn khí nén phải luôn được cấp vào, điều này làm tiêu tốn lượng khí nén tương đối lớn
  • Tuổi thọ của bộ khí bị suy giảm do lò xo đàn hồi nhiều lần sẽ dẫn đến hư hỏng

Tác động kép

  • Có 2 chân cấp khí nén đầu vào, tương đương 2 quá trình đóng và mở
  • Khi bộ tác động chuyển động hết chu trình đóng hoặc mở, chúng ta ngắt nguồn khí nén cấp nhưng van vẫn duy trì vị trí đó
  • Giá thành của bộ khí nén tác động kép rẻ hơn rất nhiều so với tác động đơn

Ưu điểm và nhược điểm của tác động đơn và kép

Ưu điểm

– Có tuổi thọ cao

– Sử dụng tốt trong nhiều môi trường, hệ thống khác nhau

– Có nhiều kích cỡ phù hợp lắp đặt với các loại van khác nhau

– An toàn khi sử dụng, chống cháy nổ do sử dụng khí nén để hoạt động

– Thiết kế linh hoạt, gọn có độ chắc chắn cao, giúp chúng ta dễ dàng lắp đặt

– Hoạt động tự động nên thay thế được sức người, giúp tiết kiệm nhân công chi phí

– Thời gian đóng mở nhanh, từ 1-2s cho một chu trình

– Được trang bị tiêu chuẩn chống thấm nước đạt IP68, cho phép lắp đặt sử dụng ở những môi trường khắc nghiệt nhất như : tầng hầm, hố gas, bể nước, ngoài trời…

Nhược điểm

Bạn sẽ không thể vận hành bằng tay nếu như sự cố mất nguồn khí nén đầu vào

Ứng dụng của bộ khí tác động đơn và kép

Cả hai kiểu tác động này đều được lắp đặt với các loại van. Chúng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, nhà máy như :

  • Nhà máy nước sạch, nước thải
  • Nhà máy sản xuất xi măng
  • Nhà máy chế tạo hóa chất
  • Nhà máy chế biến thủy sản, thực phẩm, nông sản
  • Nhà máy sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, bia rươu, đường, sữa,…
  • Hệ thống hơi nóng, dẫn dầu
  • Phục vụ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, đóng tàu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *