Áp suất là gì?
Áp suất có tên trong tiếng anh là Pressure, chúng được ký hiệu bằng P, là lực trên một đơn vị diện tích khi lực đó tác dụng vuông góc với bề mặt của vật thể.
Bạn có thể hiểu đơn giản hơn về áp suất đó là lực tác động kết hợp với diện tích bề mặt theo hướng vuông góc tạo thành. Khi diện diện tích bề mặt của lực tác động lên càng nhỏ thì áp suất càng cao và ngược lại
Trong hệ SI, đơn vị đo lường của áp suất được tính bằng đơn vị Newton trên 1 mét vuông (N/m2). Chúng được gọi bằng Pascal (Pa )
Áp suất lúc đó sẽ là rất nhỏ, khi chúng có tỷ lệ như sau: 1 kP = 1000 Pa và 1 N/m2 = 1 Pa
Công thức tính áp suất :
P = F/S
Trong đó:
P: là áp suất Pascal
F: lực tác động lên diện tích bề mặt, với đơn vị là Newton có ký hiệu N, chúng được gọi là áp lực. Chúng ta có thể hiểu áp lực chính là đại lượng vec-tơ chỉ cường độ, độ lớn.
S: Diện tích bề mặt chịu lực ép, được tính bằng m2.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều đơn vị đo lường áp suất được áp dụng. Tùy thuộc vào từng khu vực mà người ta sẽ sử dụng những đơn vị đo lường thông dụng khác nhau. Ví dụ tiêu biểu tại Châu Á đơn vị đo lường là Pa, Châu Âu đơn vị đo áp suất là Bar, tại khu vực châu Mỹ đơn vị được sử dụng đo lường là PSI.
Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về từng đơn vị đo áp suất trong bài viết dưới đây.
Có những đơn vị đo áp suất nào
Đơn vị đo áp suất Pa
Pascal (ký hiệu Pa) là một đơn vị đo áp suất nằm trong hệ đo lường chuẩn quốc tế (SI). Đơn vị đo áp suất Pa được đặt theo tên của nhà vật lý, toán học nổi tiếng người Pháp đó là Blaise Pascal
Pa được xem là đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến hiện nay, chúng được sử dụng nhiều tại châu Á.
Đơn vị đo áp suất Kpa
Kilopascal (ký hiệu là Kpa) chính là đơn vị đo áp suất được quy đổi từ Pascal. Với đơn vị quy đổi là 1 Kpa = 1000 Pa
Kpa được đánh giá là đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến tương tự Pa. Tuy nhiên chúng hạn chế được việc ghi chép số liệu với nhiều chữ số 0 khi Pa có dãi đo lớn. Điều này giúp chúng ta tiết kiệm thời gian cũng như đơn giản hóa
Ngày nay đơn vị Kpa được ứng dụng làm đơn vị hiển thị đo lường của nhiều loại đồng hồ đo áp suất mục đích đo áp suất khí nén, chất lỏng, máy hút chân không.
Đơn vị đo áp suất Bar
Được biết đến là đơn vị đo áp suất nhưng chúng không có trong danh sách đo lường quốc tế hệ SI. Đơn vị bar được dùng phổ biến tại các quốc gia châu Âu tiêu biểu như Anh, Đức, Pháp. Tương tự các đơn vị đo áp suất khác thì Bar cũng được chia nhỏ với các đơn vị bé hơn như mBar hoặc Kbar. Tại Việt Nam bar được tính với dạng 1 bar = 1 kg/cm2.
Cách quy đổi đơn vị từ Bar sang Pa: 1 bar = 100,000 Pa = 100 Kpa.
Đơn vị đo áp Mpa
Mpa hay còn gọi là Mage Pascal đây là đơn vị đo áp suất thuộc hệ thống đo lường quốc tế (SI). Đối với chỉ số đo lường Pa lớn chúng ta cần quy đổi ra Mpa để ghi chép kết quả ngắn gọn và dễ nhớ.
Cách quy đổi: 1 Mpa = 10 bar = 1 000 Kpa = 1 000 000 Pa.
Có thể bạn đã biết đa số các quốc gia khu vực châu Á thường ưu tiên sử dụng đơn vị đo là Pa, Kpa, Mpa.
Đơn vị đo áp suất PSI
Psi (viết tắt trong tiếng anh của cụm từ Pounds per square inch) là một đơn vị đo áp suất được dùng chủ yếu ở Mỹ hoặc các khu vực Bắc Mỹ
Đơn vị PSI thường được ứng dụng để đo áp suất của khí (áp suất khí nén) hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực). Một số khác được dùng để
Trong đó 1 Psi = 0.0689 Bar
Bảng quy đổi giữa các đơn vị đo áp suất phổ biến
Mỗi một quốc gia khu vực đều sử dụng những đơn vị đo áp suất khác nhau. Chính vì thế để thống nhất về kết quả một bảng quy đổi đã được tạo ra như sau
Dựa vào bảng quy đổi trên chúng ta thấy: Cột dọc là đơn vị quy đổi, hàng ngang là giá trị của các đơn vị quy đổi đó, ví dụ cụ thể như sau:
- 1 Pa = 0.001 Kpa
- 1 Bar = 0.1 Mpa
- 1 Pa = 0.000001 Mpa
- 1 Bar = 100 000 Pa
Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn mặt bích là gì? Tại sao nó lại quan trọng trong công nghiệp?