Sơn Epoxy là gì ?
Sơn epoxy là loại sơn công nghiệp được làm từ vật liệu epoxy với gốc nhựa composite. Đây là một gốc nhựa không chứa este nên có tính bám dính cao, khả năng kháng nước rất tốt. Được dùng để thi công bề mặt sàn hoặc sơn phủ lên các thiết bị công nghiệp như valve, máy bơm, động cơ điện…
Epoxy có cấu tạo phân tử ở trung tâm bao gồm 2 vòng benzene vững chắc, đặc tính dai và chịu nhiệt, tuy nhiên các phân tử này lại không thể tự kết dính với nhau. Để gắn kết các phân tử này người ta đã chia chúng thành 2 dạng A và B. Trong đó :
Thành phần A chứa các phân tử epoxy, chất phụ gia, dung môi, bột màu..
Thành phần B chứa chất đóng rắn, giúp liên kết các phân tử epoxy lại với nhau
Hai thành phần A và B này được pha trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định, từ đó tạo nên lớp sơn có độ chắc chắn, độ bền cao, khả năng chống bám bẩn rất tốt.
Ứng dụng của sơn epoxy
– Hiện nay sơn epoxy được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành công nghiệp khác nhau như : Đóng tàu thuyền, sản xuất van công nghiệp, sơn bề mặt sàn, sơn chống tĩnh điện, sơn kháng khuẩn, sơn phủ kim loại, hợp kim…Tuy nhiên chúng được sử dụng nhiều trong việc sơn sàn công nghiệp, bởi đặc tính vượt trội mà ít loại vật liệu có thể thay thế được nó
– Đặc tính đóng rắn nhanh khi chúng ta trộn 2 thành phần A và B với nhau. Khả năng bay hơi thấp nên độ hao hụt vật liệu là không đáng kể.
– Sau khi bề mặt được sơn phủ epoxy chúng sẽ đóng rắn lại tạo nên độ cứng, độ bóng cũng như độ bền cao. Từ đó giúp việc lau chùi bề mặt sàn trở nên đơn giản bằng các dụng cụ vệ sinh thông thường
Ưu điểm của sơn epoxy
– Chống thấm : Sơn epoxy tạo nên các liên kết bền vững tạo thành các lớp sơn khác nhau, có khả năng chống thấm tuyệt vời. Chúng được dùng trong sơn chống thấm bề mặt nước, bể bơi
– Chống trơn trượt : Nhờ có đặc tính độ ma sát cao, nên sơn epoxy chống lại hiện tượng trơn trượt. Chúng được ứng dụng để sơn bề mặt tại các nhà xưởng, khu công nghiệp. Điều này giúp cho việc đi lại trở nên thuận lợi mà không lo trượt ngã
– Chống mài mòn, chống bụi : Sơn epoxy có khả năng chống mài mòn cơ học rất tốt nhờ vào liên kết vòng benzen. Từ đó chúng không sinh ra bụi khi về mặt bị ma sát được tạo ra bởi đi lại hay các máy móc thiết bị di chuyển trên bề mặt. Từ đó tạo nên thẩm mỹ cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người
– Chịu tải trọng tốt : Khả năng chịu tải trọng tốt, đối với dạng sơn lăn có thể chịu tải trung bình ~ 10 tấn. Đối với loại sơn phủ có thể dao động ở mức > 20 tấn. Việc chịu tải trọng lớn nên các xe vận tải hàng hóa di chuyển trên bề mặt sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng sơn
– Độ thẩm mỹ cao : Do có nhiểu màu sắc tùy chọn vào việc bổ sung chất tạo màu, từ đó tạo nên thẩm mỹ chung cho nơi sử dụng. Nhất là đối với mặt sàn chúng ta có thể phân biệt các ranh giới bằng việc sơn các màu sắc khác nhau
– Dễ dàng vệ sinh lau chùi nhờ khả năng chống bám bụi bẩn tuyệt vời, giúp cho công nhân tiết kiệm thời gian và công sức
Sơn epoxy có những loại nào ?
Sơn epoxy được phân chia thành các loại cơ bản và phổ biến sau đây
Sơn epoxy gốc dầu
Là hệ sơn 2 thành phần chúng được hình thành bởi hệ gốc dầu. Trong quá trình sử dụng cần có dung môi để pha sơn với tỷ lệ pha sơn từ 5 – 10 % tùy thuộc vào đặc điểm của từng hệ sơn
Sơn epoxy gốc dầu có những đặc điểm nổi bật như
– Tạo màng sơn liền mạch và có độ bám dính rất tốt
– Giá của sơn epoxy gốc dầu khá rẻ
– Độ bóng cao, khả năng chống chịu lực và mài mòn rất tốt
Sơn epoxy gốc nước
Là loại sơn epoxy hai thành phần sử dụng nước làm dung môi, được dùng để sơn phủ trực tiếp lên bề mặt bê tông, kim loại, hợp kim, mục đích bảo vệ và nâng cao tính năng cho sản phẩm
Sơn epoxy gốc nước có những ưu điểm nổi bật như :
– Không gây độc hại, không có hàm lượng VOC bay hơi nên thân thiện với môi trường
– Do sử dụng dung môi là nước nên không có mùi, xu hướng dần thay thế sơn epoxy gốc dầu
– Thi công đơn giản và nhanh chóng, chống bám bụi bẩn
– Chất lượng sơn tốt, phù hợp với môi trường có độ ẩm cao
– Được sử dụng vào bề mặt sàn yêu cầu vệ sinh thực phẩm cao như dược phẩm, thực phẩm hay các khu vực chế biến…
Sơn epoxy tự san phẳng
Là loại sơn hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng dòng và không cần đến dung môi. Đây được xem là giải pháp sàn epoxy ứng dụng tại nhiều nhà xưởng sản xuất, nhà máy công nghiệp hay các showroom
Sơn epoxy chống tĩnh điện
– Là hệ thống sơn epoxy mang điện trở cao kết hợp với than hoạt tính và hệ thống dây dẫn bằng đồng nối đất. Cho phép kiểm soát hiện tượng tính điện và chống phát sinh các tia lửa điện
– Sơn epoxy chống tĩnh điện là loại sơn cao cấp đạt tiêu chuẩn ESD – JIS, chúng hoạt động trên nguyên lý phân tán điện tích và triệt tiêu các điện tích
Sơn epoxy chống axit và kháng hóa chất
Là sản phẩm sơn epoxy có khả năng chống chịu tác động ăn mòn của các môi trường axit kiềm, hóa chất
Loại sơn này được sử dụng cho các khu vực nền, sàn nhà có tiếp xúc với các hóa chất ăn mòn
Tìm hiểu thêm : Nhựa PTFE là gì ?