Van công nghiệp bao gồm rất nhiều sản phẩm chủng loại khác nhau như van bướm, van bi, van cổng, van một chiều… vậy làm thế nào để những loại van này có độ kín tối đa nhất, đó là nhờ những đệm kín hay còn gọi là gioăng. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại gioăng sử dụng cho van công nghiệp nhé
TÌM HIỂU VỀ SEAT/SEAL ỨNG DỤNG VỚI VAN CÔNG NGHIỆP
SEAT là gì ? SEAL là gì ?
SEAT và SEAL được gọi là gioăng hoặc thiết bị làm kín cho các dòng van công nghiệp. Có thể nói đây là bộ phận rất quan trọng đối với van, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của van, giúp ổn định áp suất trong hệ thống đường ống. Chính vì vậy khi bạn lựa chọn một loại van nào đó cho hệ thống của mình, thì đệm làm kín là vấn đề bạn cần quan tâm hàng đầu
Mặc dù đây là những vấn đề hết sức cơ bản nhưng không phải ai cũng biết và nhất là đối với những người mới vào ngành. Khi lựa chọn sai gioăng làm kín bạn chỉ sử dụng một thời gian rất là ngắn thì phần gioăng này đã bị hỏng dẫn đến van của bạn không hoạt động được. Chính vì thế bài viết này hy vọng sẽ giúp các bạn có những kiến thức cần thiết nhất để ứng dụng vào thực tế
Ứng dụng của SEAT/SEAL trong công nghiệp
– Gioăng làm kín được ứng dụng trong việc làm kín các thiết bị van công nghiệp như van bướm, van bi, van một chiều, van cổng, van điện từ…
Các loại SEAT/SEAL thông dụng và phổ biến hiện nay
Seat của van bướm ảnh hưởng đến nhiệt độ và áp suất. Trong đó tuổi thọ và khả năng hoạt động của các thiết bị làm kín này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau :
– Nhiệt độ, áp suất, mức chịu đựng áp suất, độ dẫn nhiệt, vật liệu cấu thành, tần số và chu kì vận hành của van, vận tốc lưu lượng trong đường ống, tốc độ vận hành van
Những chất liệu làm kín được sử dụng phổ biến trong van công nghiệp
EPDM
EPDM là một loại loại cao su terpolyme được làm từ monome ethylene-propylene diene. EPDM có khả năng chống mài mòn và đàn hồi tốt, đồng thời có khả năng chống ăn mòn với một số loại axit và kiềm.
Tuy nhiên EPDM dễ bị hòa tan bởi các loại dầu chính vì thế loại đệm kín này bị loại trừ đối với các môi trường dầu và các chất xúc tác, hóa chất ăn mòn mạnh.
Ưu điểm của đệm EPDM là tính thông dụng với giá thành hợp lý, không phản ứng với nước nên được ứng dụng mạnh mẽ trong hệ nước sạch, hệ thống khí nén nhờ đặc tính chống lão hóa thời tiết tốt
Nhiệt độ hoạt động của EPDM đạt mức – 29 – 107 độ C và nhiệt độ tức thời có thể lên đến 121 độ C.
PTFE
Là viết tắt của từ Polytetrafluoroethylen là một chất fluoropolymer tổng hợp của tetrafluoroethylene có nhiều ứng dụng công nghiệp.
Vật liệu nhựa nhựa PTFE hay còn gọi là nhựa Teflon có nhiều đặc tính tuyệt vời như hệ số ma sát cực kỳ nhỏ và khả năng bôi trơn tốt, tính cách điện cùng với khả năng chịu nhiệt độ cao
Nhiệt độ làm việc ở mức -40 đến 232 độ C. Một điều cần lưu ý đó là PTFE không được sử dụng cho các chất ăn mòn thủy tinh, ví dụ như axit hydro-uoric và các chất ăn mòn mạnh
VITON
Là một loại cao su tổng hợp, với tên gọi Viton là tên gọi phát minh về vật liệu cao su fluoro của hãng Dupont vào năm 1957
Đặc trưng của loại vật liệu này là thành phần fluorine chiếm hàm lượng 66% đến 70%. Nó được ứng dụng phổ biến trong việc chế tạo các gioăng, đệm làm kín trong các thiết bị máy móc, van công nghiệp